12 thg 9, 2010

Những kiến thức c ơ bản về âm thanh ánh sáng



Tại sao gọi là HIFI ?

Ở Việt Nam, chưa có danh từ nào thống nhất để đặt tên cho dòng thiết bị nghe nhạc ở nhà cho chính xác. Đáng lẽ phải đặt là Home Sound để phân biệt với Pro Sound của âm thanh chuyên nghiệp. Nhưng tôi nghe nhiều nhất lại là từ Hifi. Các bạn nghe mà có hiểu nghĩa của từ này không? Đó là viết tắt của từ ghép Hi-fidelity có nghĩa là độ trung thực cao. Nếu lấy từ này mà đặt tên cho dòng máy dân dụng thì thật là vô nghĩa.
Nhưng nguyên do là như thế này: Trên các thiết bị nghe nhạc hồi thập kỷ 80 trở về trước, đều có in chữ HIFI này lên như HIFI amplifier chẳng hạn để quảng cáo tính cao cấp của thiết bị. Riết rồi quen, ai cũng dùng từ này cả mà chẳng biết tại sao. Tôi thấy từ này hay hay mà gọn nên tạm đặt cho tiêu đề (category) chúng ta đang thảo luận.

Âm thanh cơ bản

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Thiết bị và dụng cụ âm thanh
Các loại dây, đầu nối tín hiệu
Các thiết bị thu âm (Microphone)
Các thiết bị Pre-ampli (tiền khuyếch đại)
Các thiết bị kỹ xảo (effect)
Các thiết bị tăng âm (amplifier)
Các thiết bị phát âm (loa)(speaker)
Các lý thuyết cơ bản về âm thanh
Định nghĩa về âm thanh
Các thông số kỹ thuật
Cách vận hành các thiết bị
Cách thiết kế âm thanh cho một sân khấu hoàn chỉnh



















Lời nói đầu

Trong tất cả các hoạt động về sân khấu (ca nhạc, kịch v.v), âm thanh và ánh sáng là những lãnh vực không thể thiếu được, nó hòa nhập vào chương trình như xương sống và kịch bản là linh hồn của buổi biểu diễn vậy.
Thời gian gần đây, trình độ kỹ thuật của thế giới càng ngày càng tiến triển vượt bậc. Các thiết bị nâng cấp mau chóng để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của quần chúng. Các kỹ thuật viên chúng ta phải học hỏi nhiều để nâng cao nghề nghiệp. Vấn đề là ở Việt Nam chưa có trường lớp nào dạy bộ môn này cả, sách vở cũng quá ít, hầu hết là sách ngọai ngữ. Tất cả chúng ta đều phải học hỏi qua kinh nghiệm của người đi trước hay trong quá trình làm việc của bàn thân. Gần đây, nhờ có Internet nên ta có cơ hội học hỏi thêm những tiến bộ kỹ thuật trong nghề nghiệp.




























Chương 1
Thiết bị và dụng cụ âm thanh

Phần này, xin nói trước, chỉ giới thiệu sơ lược về các thiết bị âm thanh mà thôi. Cho nên, trong khi đọc, các bạn có thể không hiểu một số vấn đề nào đó. Nó sẽ được giải nghĩa thêm vào các phần sau.

I / Các loại dây và đầu nối thiết bị
-          Dây tín hiệu
Trong lãnh vực âm thanh, giữa hai thiết bị với nhau ,đều được nối với nhau bằng một loại dây tương tự như dây điện. Nhưng để tránh xảy ra hiện tượng noise (nhiễu), dây này được thiết kế đặc biệt hơn các loại dây thông thường. Đơn giản nhất là là một sợi dây điện nhiều sợi có bọc nhựa mềm được bao quanh bởi một lớp giáp bằng những sợi dây diện nhỏ mềm kín tất cả chu vi. Dây này được gọi là dây tín hiệu đồng trục (coaxial signal wire).Loại dây trên chỉ được dùng trong các máy dân dụng vì khả năng chống noise kém và không thể nối dài quá 3 mét (10 feet) mà không bị hao hụt tín hiệu.
Chuyên nghiệp hơn (Professional), loại dây chúng ta phải dùng là loại dây cũng có 1 giáp nhưng bao quanh 2 sợi dây điện mềm (dây balance). Tính năng loại này chống noise cao và có thể kéo dài tối đa 300 mét (1000 feet).
- Audio link
Thông thường, bàn điều khiển âm thanh (sound console) đặt cách xa sân khấu biểu diễn. Nếu chúng ta phải thiết kế vài chục sợi dây tín hiệu thì quá bất tiện. Thế nên, chúng ta phải dùng một sợi dây gọi là audio-link có sẵn vài chục sợi dây tín hiệu nhỏ bên trong, hai đầu là jack XLR3 đực và cái. Thường là 12 input + 2 output hay 16 +4, 20 + 4, 24 +6 hoặc hơn nữa. Với chiều dài 100 feet, 200 feet v/v…
-          Dây loa (speaker wire)
Trên lý thuyết chúng ta có thể sử dụng bất kỳ loại dây dẫn điện đôi nào miễn nó có tiết diện đủ lớn và phân biệt được 2 sợi với nhau là có thể làm dây loa được rồi.
Trên thị trường trong nước hiện nay, thông dụng nhất cho chúng ta sử dụng là loại dây đôi do Nhật sản xuất có lớp nhựa trong cho thấy lõi bên trong hai loại dây kim loại màu trắng bạc ta gọi là – (cold) và màu đồng ta gọi là + (hot).
-          Các loại đầu nối (jack, connector)
Tất cả các loại jack đều có hai cái đi từng cặp male và female (đực và cái) . Riêng tên gọi này tiếng Việt ta dịch sát nghĩa nhất (các bạn cứ việc tưởng tượng là đủ hiểu).
-           Phone jack (jack 6 ly)
Hay còn gọi là ¼” connector, khi hàn với dây tín hiệu, các bạn nhớ phân biệt ground (mát) , cold (trừ), hot (cộng) theo hình kèm sau đây. Riêng phone jack mono chỉ có hai cực thôi, trừ và mát nhập chung.


- RCA jack (jack hoa sen)
Loại này thường dùng để nối các loại máy phát nhạc (CD, Tape) với mixer ,ta chỉ cần dùng dây kèm theo máy là được.
-          XLR3 jack (jack canon)
Jack thông dụng nhất trong các loại đầu nối tín hiệu. Nó được dùng trong hầu hết các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp. Từ microphone, mixer , effect,amplifier đều phải sử dụng nó.

Cách nối nó với dây tín hiệu như sau:



Trong trường hợp đấu nối các loại jack có 3 cực , các bạn phải để ý tới cách đấu balanced và unbalanced (sẽ giải thích rõ vấn đề này ở chương 02 phần 1).
-          DIN jack (jack 5 chân)
Đó là một bộ jack đực, cái 5 cực (xem hình) dùng để nối các tín hiệu âm thanh với nhau. Trong các hệ thống âm thanh dân dụng, một cách tiện lợi và đơn giản, nó nối input output stereo của các thiết bị band, đĩa với ampli chỉ bằng độc nhất một sợi dây tín hiệu.
-          Jack speakon
Phần này nói tới đầu nối các thiết bị loa và amplifier. Ở các hệ thống âm thanh cũ, thường nối các thiết bị này mà không cần đầu nối, nghĩa là đằng sau amplifier và loa có những cọc điện và chúng ta chỉ cần lấy dây loa nối chúng lại theo từng cặp có đánh dấu + - là xong hoặc dùng phone jack đực cái làm đầu nối. Tuy nhiên cả hai cách này đều có những khuyết điểm : khó làm và không an toàn. Gần đây các hãng sản xuất đều dùng jack speakon vì những ưu điểm sau :
- Các chấu nối rất chắc , không thể tuột ra được.
- Một jack có thể từ 1 đến 3 way trong mỗi thùng loa (sẽ đề cập từ way sau).
-An toàn và tiện lợi cho người sử dụng.

II / Các thiết bị thu âm (Microphone)
Microphone có rất nhiều loại, nhưng khái quát, chúng ta có thể chia ra 3 loại theo cách cấu tạo sau :
-           Loại Dynamic (điện động)
Cấu tạo bởi một màng mỏng gắn vào một vòng gồm nhiều lớp dây đồng, đặt trong một từ trường (nam châm vĩnh cửu) . Khi có tác động của âm thanh lên màng sẽ tạo ra một tín hiệu điện xoay chiều. Loại này được ngành âm thanh chúng ta sử dụng rộng rãi nhất.
-          Loại Ruban (Ruybăng)
Cũng như trên, nó có một từ trường bằng nam châm vĩnh cửu nhưng bao quanh giải nhôm thật mỏng có khi đựơc gấp nhún để tăng độ nhậy cơ học. Loại này được xem là nhậy (sensitivity) nhất nhưng rất dễ hư khi gặp chấn động mạnh, ngay cả khi thổi mạnh vào nó cũng có thể gây ảnh hưởng chất lượng nên chỉ được sử dụng trong các phòng thu âm.
-          Loại Condenser (Tụ điện)
Loại này gồm 2 màng kim lọai mỏng đặt lên nhau, ở giữa là môt lớp cách điện tương tự như cấu tạo của một tụ điện. Khi áp với nó một điện tích DC, nó sẽ gây ra một tín hiệu điện nếu có âm thanh làm rung 2 màng kim loại đó, bằng cách thay đổi điện dung. Trong thực tế, nguồn cấp điện này do Mixer cung cấp gọi là Phantom, nó đưa một nguồn điện DC + 40 volt dòng rất nhỏ vào tất cả các Jack XLR3 input của mixer.
Microphone có rất nhiều kiểu dáng tuỳ theo các hãng nổi tiếng sản xuất như Electro voice, Sennheiser, Shure, AKG, Neumann,RCA v/v… Nhưng chúng ta chỉ lấy một nhãn hiệu Shure để làm mẫu vì trong lãnh vực âm thanh thế giới và Việt Nam, nó rất thông dụng.
Model Shure thông dụng nhất là SM 58 sử dụng cho ca sĩ, nó thu giọng hát trung thực và không bị tạp âm (xem hình).
SM 57 sử dụng cho hầu hết các nhạc cụ như Trống (drum), Guitar ampli v/v…
SM 87 là loại condenser, sử dụng Mixer phải có Phantom.
Ngoài series SM, Shure còn có series Beta, cấu tạo giống như SM, nhưng có thêm một cuộn dây đồng có tác dụng chống hú (feed-back). Series này rất hoàn hảo, nhưng giá bán thường gấp đôi series SM.
Để tiện lợi hơn, trên sân khấu chuyên nghiệp còn dùng một loại microphone như các loại trên nhưng không có dây nối tín hiệu. Đó là micro không dây (wireless microphone). Nó gồm một micro thường có gắn một máy phát sóng nhỏ(transmitter) dùng pin khô, và một máy thu sóng(receiver). Ngõ ra(output) của receiver có tín hiệu như mico thường để nối vào mixer. Tần số phát sóng là VHF và UHF. Dĩ nhiên dùng UHF chất lượng sẽ cao hơn.
Hãng Shure có 2 loại wireless microphone: Series UT cho UHF va LX cho VHF. Trên lý thuyết của hãng Shure, khoảng cách giữa Microphone va Receiver có thể đạt tới 100 mét, nhưng khi thực tế sử dụng ta nên đặt tối đa 30 mét là vừa.
VI/ Các thiết bị phát âm (loa)(speaker).
Loa là thiết bị AT làm biến đổi điện năng từ amplifier thành cơ năng, dao động màng loa phát ra âm thanh. Nó gồm một số vòng dây (coil) kim loại bọc emay nằm giữa một từ trường do một nam châm vĩnh cửu (>16.000gausse) tạo ra. Vòng dây này được gắn liền với một màng rung tạo âm, chất liệu màng này có thể bằng giấy bồi, kim loại (nhôm), cao su v.v tùy thuộc hãng sản xuất. Khi có dòng điện đa tần từ ampli làm vòng dây và màng rung theo. Tất cả được một khung sườn làm cố định tất cả làm thành loa hoàn chỉnh.
Khi muốn đáp tuyến tần số của loa cao hơn, thì đổi chất liệu của màng loa thành fiber hoặc nhôm. Đặc biệt có loại loa làm bằng gốm (ceramic) áp điện phát ra tần số siêu cao nhưng công suất chịu đựng rất nhỏ nên không thông dụng.
Loại super high
Để tiện dụng, không chiếm không gian có hãng còn sản xuất loại loa 2,3 trong 1 như sau:
Kích thước của một cái loa (chưa có thùng) thì vô chừng, nó có thể nhỏ bằng đồng xu như loa gốm và lớn thì tới nỗi phải chở bằng xe tải 18 bánh. Tên gọi bằng đường kính của khung loa tính bằng inch như 10”, 12”, 15”, 18” và ở VN hay gọi tương ứng bằng 2,5 tấc, 3 tấc, 4 tấc và 5 tấc cũng chưa xác định hết tất cả các loại loa.
Công suất chịu đựng của loa ấn định bởi lực từ trường của nam châm vĩnh cửu và sức chịu nhiệt của vòng dây. Khi quá tải, điện năng áp vào vòng dây không còn sinh thêm ra cơ (động) năng nữa sẽ sinh ra nhiệt năng (nguyên lý bảo toàn năng lượng) làm coil tăng nhiệt và cháy.
Công suất của loa pro thường được tính theo công suất thực RMS (Root Mean Square). Như đã viết ở phần amplifier, công suất danh định theo công thức P = U² / Z chỉ là công suất đo được với độ méo tiếng < 1‰. Nhưng vì nó là dòng điện xoay chiều hình sin, nên công suất thực tế RMS tính bằng watt chỉ bằng khoảng 0.774 công suất đo được (danh định). Nhiều nhà sản xuất còn phân biệt 2 loại công suất RMS của loa là Continuous (liên tục) và Peak (đỉnh).
Thông số của loa được tính bằng tổng trở Z  (impedance), thường là 4, 8 và 16Ω. Cần phân biệt giữa Z (tổng trở) và R (điện trở). Z được đặt bởi nhà sản xuất tính theo chất liệu của coil và độ từ thông của nam châm. Khi nói loa có tổng trở 8Ω, thật sự điện trở R đo được dao động khoảng 5,6Ω. Tổng trở càng cao, loa dễ đáp ứng tần số thấp hơn, và ngược lại.
Chuẩn giá trị chất lượng của loa được tính bằng số dB đo được ở khoảng cách xa loa 1mét, khi truyền vào loa 1 tín hiệu có công suất 1 watt RMS với tần số 1 KHz, không có thiết bị cộng hưởng AT kèm theo. Cách tính này chỉ đúng một cách tương đối, không thể căn cứ để đánh giá trị của loa được.
Nói về các loại loa. Loa có màng càng lớn thì sẽ cho ra âm trầm nhiều hơn và ngược lại. Loa đáp ứng được dải tần số rộng gọi là loa full- range, thực tế ít có loa nào đáp ứng được điều này. Loại loa hình Oval (bầu dục, hột xoài) vì hình dáng của nó vừa có cạnh hẹp lại có cạnh rộng, nghĩa là vừa có bass lại có treble. Nhưng công suất của loại này thấp nên chỉ dùng cho dòng Hi-Fi, TV và xe ôtô thôi.
Thiết bị quan trọng không kém loa là thùng loa. Đây là thiết bị hỗ trợ cho loa tăng thêm công suất phát âm và cố định loa. Trước hết thùng loa phải chắc chắn, có tính thẩm mỹ, cộng hưởng với loa trầm tốt. Mẫu mã là do các nhà sản xuất tạo ra tùy theo công dụng. Loa mid-range thường có thêm chóa (còi) còn gọi là Horn hình dáng như cái tù và để định hướng và khuyếch đại AT. Loại có AT cao hơn là tweeter hay super high. Đôi khi có thêm một màng kim loại chắn trước loại này để dịu bớt những âm sắc khó chịu.

Dưới đây là hình chụp loa sub bass JBL 4719A và full-range JBL 4732 không gắn loa để các bạn hình dung.

Riêng loại thùng dùng cho monitor đặt trên SK thì có thể đặt theo nhiều góc độ để người nghe được thuận tiện nhất.
Trong một thùng loa có thể có nhiều loại khác nhau. Ngoại trừ như đã nói ở bài trên, dùng Electronic Crossover (bộ chia tần số điện động) chia công suất ampli cho từng loại loa. Có thể đơn giản hơn dùng Mechanic Crossover (bộ chia loa cơ học). Mạch LC gồm những linh kiện cuộn dây và tụ điện kết hợp. Sau đây là hình chụp một mạch crossover chia 3 way (1 input -> 3 output) tự chế.

Khi đấu dây loa, nhớ gắn đúng 2 cực dương và âm (+ -) mà nhà sản xuất đã đánh dấu bằng 2 màu đen và đỏ. Trường hợp mất dấu, không xác định được 2 cực, có thể dùng nguồn pin 9VDC quẹt nhẹ vào cực loa và đổi chiều dòng điện. Chiều nào nguồn điện tác động vào màng loa đẩy ra thì theo hai cực của pin mà đánh dấu. Riêng loa từ mid trở lên vì màng cứng, không phân biệt được chiều màng đẩy ra, chi còn cách dùng thiết bị chuyên dùng đo phase mà thôi.
Việc đấu dây đúng cực rất quan trọng. Nếu chỉ có 1 loa hoặc loa đặt xa nhau, nếu có đấu sai cực cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng trong SK chuyên nghiệp, việc sử dụng rất nhiều loa giống nhau, phát cùng một tần số là thông dụng. Một nguyên lý về âm học : Khi hai âm thanh có tần số giống nhau nhưng nghịch phase đặt gần sát bên nhau, âm lượng phát ra sẽ cộng hưởng đối xứng và sẽ bị “triệt tiêu”. Các bạn thấy điều này cực kỳ quan trọng phải không? Vậy khi đấu dây loa, bạn nhớ chú ý nhé.
Đến đây là hết chương 1 giới thiệu những thiết bị AT SK. Chương kế tiếp là những phần thông số và hướng dẫn một số kỹ thuật AT. Hết loạt bài về AT cơ bản này, tôi xin giới thiệu với các bạn 1 đĩa DVD dài 75 phút hướng dẫn những thao tác thực tế để setup một dàn AT chuyên nghiệp. DVD này có tựa đề : “How to run your PA system” do nhiều hãng sản xuất thiết bị AT như JBL, Shure, Soundcraft, ART, v.v hợp tác làm.

Phase Detector: Thiết bị không thể thiếu khi setup AT chuyên nghiệp.

Phase Detector: Thiết bị không thể thiếu khi setup AT chuyên nghiệp.
Trong những bài viết trước, tôi có giới thiệu sơ lược về thiết bị này. Có vài bạn email hỏi tôi thêm về tính năng và nơi cung cấp. Hôm nay tôi viết bài này cho các bạn hiểu rõ thêm.
Phase detector là thiết bị chuyên dùng để tìm ra lỗi khi hệ thống AT của bạn khi setup bị ngược phase ở hệ thống loa. Trong AT pro, chúng ta bắt buộc phải xử dụng dây tín hiệu balance làm giao tiếp giữa các thiết bị với nhau, nhưng cũng rất khó để kiểm tra tất cả sai sót vì số lượng qua lớn, nhất là khi làm show biểu diễn, không có thời gian.
Trong jack XLR3, chân 2 và 3 mang 2 tín hiệu ngược phase với nhau. Nếu do sơ suất, bạn có thể hàn ngược 2 chân này. Kết quả là tất cả các loa đi sau dây này sẽ bị phát ngược phase tần số với toàn hệ thống AT của bạn.
Ngay trong cách đấu dây loa của bạn. Các hãng sản xuất đều có đánh dấu 2 cực + – trên các cọc loa để phân biệt. Nhưng vì lý do nào đó, dấu trên thân loa bị mất, khi loa hư hỏng đem đi quấn lại, hoặc có hãng sản xuất đánh dấu ngược với chuẩn thông thường (loa TQ hay bị trường hợp này). Với các loa sub hay lo-mid, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng nguồn pin để kiểm tra như tôi đã có hướng dẫn. Nhưng với các loại loa nhỏ hơn thì hoàn toàn bó tay. Nhất là bây giờ, trên SK chuyên nghiệp xử dụng cả một rừng loa, làm sao bạn có thể kiểm tra tất cả được.
Như tôi đã viết, có một nguyên lý về âm học : Khi hai âm thanh có tần số giống nhau nhưng nghịch phase đặt gần sát bên nhau, âm lượng phát ra sẽ cộng hưởng đối xứng và sẽ bị “triệt tiêu”. Trên thực tế, bạn không thể nghe bằng tai khuyết điểm này. Bạn chỉ nghe thấy cảm giác hơi khác thường với hệ thống AT của bạn dù rằng đã nghe rất quen tai. Khi nâng một tần số nào đó lên, bạn lại có cảm giác như tần số đó càng tăng lại càng bị mất đi chứ không tăng biên độ. Đó là hệ thống AT đã bị ngược phase ở chỗ nào rồi đấy. Thiết bị Phase detector là để kiểm tra pan đó dùm bạn một cách nhanh và chính xác nhất.
Nguyên lý hoạt động của Phase detector như sau:
Nó gồm có hai thiết bị nhỏ gọn, cầm tay, riêng biệt, rời nhau dùng nguồn pin 9V:
- Transmitter: Phát ra một tín hiệu AT đa tần (tất cả giải tần nghe được). Vì là DC nên chỉ có một xung dương duy nhất, phát theo xung nhịp 1 giây đồng hồ. Output của nó là một jack XLR3 (có thể đảo ngược chân 2, 3 bằng một switch trên thiết bị), hoặc bằng một loa nhỏ built-in phát ra AT có thể đưa thẳng vào micro. Thông thường, tín hiệu này được đưa thẳng vào mixer qua ngã input microphone.
-Receiver: Input là một jack XLR3 dùng để đo phase của tín hiệu. Nó còn có một micro nhỏ gắn trong dùng để nghe AT của loa phát ra. Trên mặt thiết bị có 2 đèn LED xanh lục, đỏ để hiển thị xung nhịp nhận được của transmitter sau khi đã qua hệ thống AT. Nhận được xung đồng phase, nó sẽ báo đèn màu xanh lục, và ngược lại khi nhận xung nghịch phase, nó sẽ báo đèn màu đỏ. Khi xử dụng, áp micro của receiver sát vào từng loa muốn đo, nếu đồng phase thì bỏ qua, đo loa kế tiếp. Kiểm tra receiver bằng cách áp vào lỗ thoát hơi của thùng loa. AT nghe được ở đây bắt buộc phải nghịch phase vì là tiếng sau lưng của loa, bao giờ cũng ngược với chiều thuận. Khi phát hiện ra lỗi ở chỗ nào, bạn sẽ dễ dàng khắc phục bằng cách hàn lại dây tín hiệu hay đấu nối lại dây loa, tạo ra sự an toàn tuyệt đối khi setup AT.
Thiết bị này, giá mua ở Singapore hiện nay là 500USD (hiệu Radio Shack), ở VN không có chỗ nào bán loại này. Cách đây nhiều năm, tôi có làm vài bộ cho tôi và bạn bè xử dụng, đến nay vẫn còn tốt. Nhận thấy cũng có nhiều bạn mới trong ngành nghề sau này cũng có nhu cầu, thời gian vừa qua tôi đã thiết kế lại, lắp ráp và sản xuất vài chục bộ để chia xẻ cho những bạn nào cần dùng nhưng không có điều kiện mua hàng ngoại nhập.
Sản phẩm đợt này, vỏ được làm bằng hợp kim nhôm dural dầy 3mm rất chắc chắn, bao bì hoàn hảo, có hướng dẫn xử dụng kèm theo, bảo hành tuyệt đối 2 năm. Giá bán là 1.200.000đ một bộ, giao hàng tại SG. Riêng các bạn ở tỉnh xa, sẽ cộng thêm 100.000đ để gởi phát chuyển nhanh (EMS). Bạn nào có nhu cầu, xin email cho tôi soundlightingvn@gmail.com để biết thêm chi tiết về thủ tục thanh toán và giao hàng. Vì không phải sản xuất đại trà, đợt đầu tôi chỉ làm 10 bộ, các bạn hãy nhanh tay đăng ký nhé.


III / Các thiết bị pre-ampli (tiền khuếch đại)

-          Mixing console
Các thiết bị như microphone hay nhạc cụ đều có tín hịêu rất nhỏ, khoảng –40 dB đến –20 dB. Bởi thế, chúng cần phải khuếch đại lên một điện thế chuẩn để có thể chỉnh sửa lại một cách dễ dàng. Nhiệm vụ này là của Mixing console (bàn điều khiển âm thanh) (Mixer).
Mixer có thể có từ 4 đến 64 ngõ vào (input) hay còn gọi là channel và khá nhiều ngõ ra (output).
Ngõ input thông thường là một jack XLR3 cho microphone balanced hay một phone jack cái cho tín hiệu line in. Có thể có thêm một phone jack cái stereo có tên Insert làm nhiệm vụ ngắt tín hiệu mở đầu đưa sang một thiết bị khác và lại đưa trở về cùng một phone jack. Nếu không sử dụng jack này, nó chỉ là một điểm nối tiếp của tín hiệu. Kế đến là một biến trở Sens (sensitivity) hoặc Gain (độ lợi) điều chỉnh độ nhậy của tín hiệu input từ –20 dB đến + 20 dB cho mỗi ngõ vào. Sau đó là một tổ hợp biến trở dùng để điều chỉnh âm sắc (equalizer) cho từng channel. Thông thường là 4 biến trở chính : High hay Treble (chỉnh tần số cao), Mid hay Medium (chỉnh tần số trung bình), Mid pos (ấn định tần số Mid cần điều chỉnh), Low hay Bass (chỉnh tần số thấp). Sau đó là 2 hay nhiều biến trở khác có tên Send 1, Send 2, 3 v/v … điều chỉnh âm lượng của chính channel đó gởi (send) sang một hay nhiều thiết bị chỉnh sửa khác. Một biến trở khác có tên là Panpot (pan) hay balance đưa tín hiệu sang trái (left) hay phải (right) của ngõ ra stereo. Sau đó là một nút nhấn Mute (câm) làm tắt lập tức tín hiệu của channel này, không chuyển sang bất kỳ một thiết bị nào khác. Chung quanh nút này có thể có thêm một đèn led báo hiệu channel đã bị khóa và một đèn báo đang có tín hiệu hoạt động (nhấp nháy). Cuối cùng là một biến trở dạng gạt loại lớn gọi là Fader (volume) sẽ là nơi điều chỉnh âm lượng chính cho từng channel. Bên cạnh và song song là những nút nhấn đưa tín hiệu sang những track âm thanh (sub, group) ta được chọn. Thí dụ: group 1-3, group 2-4, nhấn group nào sẽ đưa sang track tương ứng.




Tín hiệu âm thanh của tất cả các channel sẽ được trộn (Mix) và đưa sang tầng Output. Có nhiều loại output : Stereo out (master out),Mono out, Track out, Send out, Group out v/v…
-          Equalizer
Thiết bị điều chỉnh âm sắc chính. Nó là một bộ khuếch đại 1/1 nhưng có khả năng tăng , giảm biên độ của từng loại tần số trong giải tần mà chúng ta nghe thấy được trong khoảng từ 20 Hz đến 20 KHz. Mỗi loại tần số ta gọi là 1 band. Tùy theo cần dùng, nó có nhiều qui cách : từ 5 đến 31 band hay hơn nữa, stereo hay mono.
Hình chụp trên là một equalizer dạng 2031, 2 có nghĩa là 2 equalizer mono trong một thiết bị, 31 là mỗi cái có 31 bands. Vậy 1015, 2015, 1020, 2020 cùng ý nghĩa trên, các bạn cứ việc suy nghĩ theo.
Chất lượng equalizer tùy thuộc vào số lựơng band nhiều hay ít, biên độ gia giảm âm lượng mỗi band lớn, trung bình là  12 dB. Trong nhiều loại equalizer pro (porfessional = chuyên nghiệp) có thêm filter (lọc) những âm thanh ngoài giải tần nghe được như đã nói ở trên có thể nâng lên từ 40 Hz và 18 KHz. Điều này rất cần thiết vì nó sẽ loại ra được những tạp âm chúng ta không cần nghe nhưng vẫn ảnh hưởng tới công suất phát âm, thí dụ như những tiếng rít cao tần, tiếng noise của thiết bị. Đa số các trường hợp cháy loa là do nguyên nhân này. Khi điện năng không sinh ra cơ năng (âm thanh) sẽ sinh ra nhiệt năng (nguyên lý bảo toàn năng lượng) làm cháy các thiết bị loa và ampli.
Ngày nay, nhờ kỹ thuật số (digital) tiến triển vượt bậc, người ta đã phát minh ra Digital equalizer có chất lượng rất cao. Nhờ phân tích được tín hiệu âm thanh ra thành số nhị phân tương ứng với 24 bit (nghĩa là nó có thể hiểu được đến tần số 96 KHz) nên khi đưa qua bộ vi xử lý nó có thể làm tất cả những gì mả các thiết bị Analog (tuyến tính) có thể làm được mà còn hay hơn rất nhiều, khó có thể tưởng tượng nổi.

- Crossover (chia tần số cho loa)
Tín hiệu ngõ ra chúng ta chỉ có một, nhưng để ra các loa phát âm thì lại có nhiều loại loa quá. Nào là loa lớn loa nhỏ, loa màng mỏng loa màng dầy, lại có loại loa bằng kim loại nữa. Mỗi loa chỉ phát ra được một giải tần số âm thanh nào đó thật tốt mà thôi.
Đối với các loại máy dân dụng (Hifi), hay các thùng loa đơn giản, chúng ta thường áp dụng mạch LC (cuộn dây và tụ điện) để chia công suất phát ra từ ampli thành hai hay nhiều ngõ, mỗi ngõ áp lên một loại loa phù hợp. Tổ hợp này gọi là Mechanic Crossover (bộ chia loa cơ học). Tuy đơn giản và tiện lợi, nhưng nó có những khuyết điểm lớn : Không chính xác và bản thân nó cũng đã làm tiêu hao một phần công suất của ampli phát ra. Chính vì điều này, người ta phải nghĩ ra cách khắc phục những khuyết điểm nêu trên, và Electronic Crossover (bộ chia tần số điện động) và sau nữa Digital Crossover (bộ chia tần số kỹ thuật số) ra đời.
Dù là Crossover Electronic hay Digital thì hai loại này đều có các đặc tính ngoại vi giống nhau :
Một Input nếu là thiết bị mono và hai Input nếu là stereo.
Hai cho tới 4 way output. Nếu 2 thì có High và Low Output, 3 có High – Mid – Low Output, 4 có High – HiMid – LoMid – Low Output. Thông thường một thiết bị Crossover chỉ đáp ứng 2 way cho stereo (2 channel), còn nếu sử dụng 3 hay 4 way thì chỉ có mono mà thôi. Nếu muốn làm stereo phải có 2 thiết bị giống nhau, mỗi cái cho một bên left, right channel. Mỗi way có một biến trở chỉnh (adjust) tần số cắt (cut) thấp nhất và một biến trở chỉnh biên độ âm lượng của giải tần được chọn, thoát ra khỏi thiết bị bằng một jack XLR3 male tương ứng.

IV/ Các thiết bị kỹ xảo (effect)
Trong phần này, chúng ta xét đến các thiết bị ứng dụng điện tử để biến chất âm thanh mục đích là làm tăng thêm hiệu quả tới người nghe. Xin nói khái quát về các thiết bị này.
-          Echo, delay  
Thiết bị này là thành phần chính, không thể thiếu được trong âm thanh sân khấu. Từ một âm thanh (voice) đơn giản, nó có thể tạo thêm Echo (tiếng vọng), Delay (lập lại), Reverb (vang ra), Chorus (đồng ca) và hàng trăm thứ tiếng khác (Multi effect).
Thông thường, chúng ta sử dụng trộn vào Mixer tạo cho tiếng hát của ca sĩ thêm phong phú. Cũng có khi chúng ta cải tạo âm thanh của một loại nhạc cụ nào đó. Thiết bị này hiện nay được làm theo kỹ thuật số (digital) , thay thế cho loại Analog đã lỗi thời, cho nên người sử dụng nên có một trình độ về computter tương đối khá để có thể lập trình được loại thiết bị này (programable) .
-          Compressor (bộ nén tiếng)
Khi một tín hiệu âm thanh hoạt động, đã được khuyếch âm và ra tới loa, thường bị biến dạng ít nhiều tùy theo thiết bị sử dụng. Sự dao động cơ học của màng loa gây ra nguyên nhân này. Nhất là âm trầm, nó sẽ kéo dài âm thanh ra một chừng độ nhất định ngoài ý muốn của chúng ta. Điều này tạo ra tiếng rền của loa, rất khó chịu. Để khắc phục khuyết điểm này, người ta tìm cách xử lý tín hiệu trước khi tăng âm bằng cách cắt bớt 1 phần biểu thị hình sin của tần số âm thanh. Các bạn hãy làm quen với những từ biểu thị cách xử lý này : Attach (tấn công), Release (thả), Threshold (ngưỡng), Limit (hạn chế) v.v.
-          BBE (tên hãng sản xuất) hoặc Contour v.v
Cũng là thiết bị xử lý âm thanh. Nó làm nở ra hoặc co vào 2 cạnh của đường biểu diễn hình sin, làm cho ta cảm nhận âm thanh có vẻ dầy hơn hoặc mỏng hơn ở giải tần định trước.
Sau đây là biểu đồ hiển thị cách xử lý âm thanh của Compressor và BBE :


Ngoài ra, còn những thiết bị effect khác đều có tác dụng tăng sự thẩm mỹ cho âm thanh, người viết chưa tiện đề cập trong phần này.





Tiếng “hú” (feedback): Nguyên nhân và cách xử lý

Các bạn đi làm show AT chắc sợ nhất là cái pan khó trị này. Vậy tiếng hú là gỉ? Tại sao phát sinh ra nó? Chúng ta hãy tìm nguyên nhân và tìm cách xử lý nó. Các thiết bị chuyên dùng để xử lý pan này thì rất nhiều, nhưng hãy để đến phần cuối cùng hãy nói tới. Trị pan thì phải chữa từ gốc, cũng như trị bệnh tật vậy, chứ cứ đau đâu, hư đâu, thì sửa đó thì làm sao mà hết được.
Xuất xứ tiếng hú là ở các thiết bị thu được âm thanh như microphone hay các bobin của đàn guitar điện. Khi micro được nâng quá một ngưỡng độ nhậy nhất định, nó sẽ nghe và thu được AT của chính nó phát ra, nó lại khuếch đại thêm lần nữa, rồi lại thêm nhiều lần nữa, mỗi lần một lớn hơn cho tới khi đạt peak (đỉnh) công suất của ampli. Quá trình tuần hoàn này gọi là loop feedback. Vì giải tần phát ra không tuyến tính nên chỉ có giải nào vượt trội mới bị feedback thôi, và như thế tất cả mọi giải tần đều có thể bị chi phối cả. Feedback ở tần số cao, nôm na gọi là “rít”, “rét”, thấp hơn ở lo-mid là “um”, và cuối cùng ở bass thì “ụt”, “ùm”. Nhớ để ý phân biệt với tiếng “ù” của điện lưới xoay chiều 50 Hz xảy ra khi thiết bị hư hỏng hoặc dây tín hiệu bị hở mạch. Bây giờ, ta hãy phân tích từng pan một.
Pan đầu tiên là ở chính cái micro. Microphone dùng cho PA đều phải là loại tốt, thông thoáng, không bị bít hơi. Trên đầu micro sau màng nhún đều có những lỗ thoát hơi. Nếu những lỗ này bị bịt thì chắc chắn sẽ bị feedback, vì AT thu được sẽ bị cộng hưởng dội ngay trong micro. Nhiều ca sĩ dỏm cứ nhè những lỗ này mà bóp, bịt, soundman chết là cái chắc. Tuyệt đối không nên lấy micro của thu âm xử dụng cho live show. Chủng loại này vì cần thu direct cho nên hầu hết không thiết kế lỗ thoát hơi.
Micro dùng cho SK chuyên nghiệp thì phải đủ giải tần tuyến tính để khỏi phải chỉnh sửa âm sắc nhiều (sẽ nói ở phần sau). Khi đặt micro thì phải đặt ở hướng nào nó ít nghe thấy AT nhất, tránh đặt ở chỗ dễ cộng hưởng âm thanh như trước bức tường, góc khuất v.v. Loa monitor phải cố định ở vị trí đúng nhất, không hướng thẳng vào micro. Khi ca sĩ hát tới đoạn nghỉ thì nên lẹ tay tắt micro đó đi, phòng trường hợp ca sĩ này mỏi tay sẽ đưa micro hướng thẳng vào loa monitor. Micro Shure series Beta có thêm một cuộn dây ngược phase để giảm thiểu feedback.
Kế tiếp đến phần khuếch đại. Nếu hệ thống thiết bị của bạn đạt chuẩn, bạn set tất cả thiết bị về vị trí 0dB, không nâng hoặc giảm bất cứ một effect nào, những thiết bị không phải loại chỉnh sửa âm sắc tạm thời cho bypass. Rồi bạn cho chạy test thử, nếu như vậy mà bạn nghe được tốt thì hệ thống của bạn quá hoàn hảo, sẽ không bao giờ có feedback xảy ra, vì ở chế độ này các micro bị khống chế ở độ nhạy rất thấp, có đặt trước loa cũng không sao. Nhưng thực tế, khó có hệ thống nào được như vậy nên bạn phải chỉnh sửa. Nào! Hãy coi bạn thiếu cái gì nhé.
Nếu thiếu về âm lượng, không đủ nghe thì bạn đã thiếu công suất của ampli và loa rồi, nếu cứ xử dụng tạm bằng cách nâng biến trở, nhiều quá thì chắc chắn sẽ sẽ bị feedback. Vậy trước hết, bạn cần tăng cường thêm phần công suất và loa tương ứng toàn bộ cho đến khi đủ nghe, càng dư thì càng tốt.
Tiếp theo, cứ như thực tế, bạn cứ chỉnh sửa âm sắc theo kinh nghiệm của mình, micro và cả phát nhạc nữa. Phần tone trên mixer, các bands của equalizer và các thiết bị phụ trợ khác, nếu có bị feedback thì giảm công suất nhỏ lại và hoàn thành việc chỉnh sửa của mình đến mức tốt nhất mà bạn có thể làm được. Và khi xong bạn coi lại hệ thống của mình xem sao.
Xét trên EQ, band nào bạn thấy đã chỉnh giảm dưới mức 0dB thì giải tần đó dư, tạm thời bỏ qua. Giải nào phải nâng thì coi như bị thiếu công suất cho giải tần đó. Giới hạn cho việc nâng giải khoảng 3dB, nếu quá giá trị này bạn phải bù đắp cho công suất riêng ở giải đó. Nếu có band nào bị vượt quá +10dB là bạn phải cần công suất lên ít nhất gấp đôi mới đủ bù cho hệ thống. Số dB này tính tổng cộng tất cả các tone bạn đã nâng trong hệ thống (như tone của của mixer cũng phải tính vào).
Đến đây chắc bạn đã hiểu rằng: Khi bị feed back ở bất cứ giải tần nào thì hệ thống của bạn đã bị “thiếu” chứ không phải “dư”. Nhiều bạn nghĩ khi chỉnh sửa, ta hay cắt những giải hay bị feedback, như thế thì phải là dư, có dư mới cắt chứ. Hoàn toàn sai lầm rồi bạn ơi, vì khi cắt, ta mới chỉ mới trị chứ chưa sửa gì cả.
Tôi xin thí dụ cho các bạn một trường hợp điển hình: SK ca nhạc Lan Anh ở SG, khai trương vào đầu năm 2001. Nơi này xử dụng loa Klipsch và ampli Kind. Không biết ông nước ngoài thiết kế ra làm sao mà giao hàng (tôi nhớ hình như) là 16 cặp full-range 12” mà chỉ có 2, 3 cặp lo-mid 15”. Kết quả là từ khi khai trương, bị feedback giải lo-mid trầm trọng, sáu tháng sau vẫn còn. Đấy là họ có đồ chơi rất đầy đủ nhé, không thiếu một món gì, mic dùng toàn Shure Beta87 chống feedback, soundman (bạn tôi) là một trong những người loại Top TP. Khi soundcheck, tôi đã phát giác ra sai lầm rồi, nhưng vì giao theo hợp đồng với công ty, không sửa lại được.
Trở lại vấn đề chính, nếu phải tăng công suất, thì có bạn nói hao tài chính quá. Nhưng đó là điều kiện ắt có và đủ để kiện toàn hệ thống AT của bạn. Vả lại, bạn chỉ tăng thêm một phần nhỏ, không phải toàn bộ. Trường hợp bất đắc dĩ, túi tiền hạn chế, khả dĩ bạn chỉ tăng thêm phần loa cho giải nào thiếu cũng tạm được. Thí dụ thùng loa full range, nhiều loại loa, bạn chỉ cần thêm loại loa nào thiếu, đóng thùng riêng, đấu parallel với loa chính của bạn, nhớ phải có crossover chính xác cho nó. Xử dụng nhiều thùng loa thì nên làm một way riêng, thêm ampli đi kèm đồng bộ.
Còn một cách nữa, ít hao xu hơn. Đó là bạn hãy giảm độ nhậy của micro, không cho nó thu được những tạp âm nữa. Việc này hơi phá cách, không đúng căn bản: Bạn giảm gain ở những tầng khuếch đại đầu (như send và fader của mixer), mỗi thứ một ít, rồi từ từ nâng những tầng sau (như ampli) cho đến khi công suất trước sau ngang nhau, sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Cách này chỉ áp dụng được cho SK ca nhạc, ca sĩ hát thật gần micro. Kịch nói thì khác, cần độ nhậy, nên làm ngược lại, mở đầu, khóa đuôi.
Hệ thống AT của bạn phải hoàn toàn thông suốt, không bị tắc nghẽn ở chỗ nào cả. Bạn nên để ý check lại những thiết bị plug-in đã trang bị. Những thứ này, cái nào đấu nối tiếp rất quan trọng, cái nào đấu song song như effect thì bỏ qua.Check coi tổng trở tín hiệu in out có phù hợp hay không. Lọt vào một cái không phù hợp (như lấy thiết bị của Hifi, hay đồ TQ) là nghẽn ngay. Và thiết bị khác hãng sản xuất với nhau cũng chưa chắc đã phù hợp (chuyện này thì tôi đã bị thương đau rồi). Muốn test, rút 2 cặp jack XLR3 của thiết bị đó ra và cắm lại với nhau (không được bấm bypass, vì vẫn còn pre-amp), sẽ biết ngay là dùng có tốt không. Tín hiệu chạy trơn tru, bạn không phải nâng gain lên vì tắc nghẽn, micro không có độ nhậy, làm sao mà feedback được.
Nói tới kịch nói mới nhớ, tôi đã thiết kế một hệ thống AT cho SK kịch SàiGòn, rạp Vinh Quang năm 99. Thiết bị rất đơn giản: Mixer 24 Chls, EQ 2031, Feedback destroy đều của Behringer (tôi bán demo Behringer đầu tiên cho B. Dương), 2 ampli Crest-Audio, 2 cặp loa JBL, 935 cho mặt tiền, 925 cho phần sau. Xử dụng tất cả 8 micro Toa wireless. Soundman chỉ cần mở hết 8 micro rồi đi ngủ cũng được. Diễn viên nào ra chỉ cần bật switch micro rồi cứ tự nhiên diễn, ra hết 8 cái cũng không sao. Chỉ sợ có khi, ngoài kịch bản, diễn viên ôm nhau làm micro cộng hưởng mà thôi. Có sẵn feedback destroy mà cũng không cần xử dụng. AT lớn tới mức diễn viên trên SK cũng nghe lớn hơn họ đang nói, nên khỏi cần loa monitor, mà khán giả lên tới 600 người, đâu có ít. Rút kinh nghiệm lần đó, tôi mới biết AT đủ giải tần và thông suốt quan trọng đến ngần nào.
Bây giờ bàn tới cách trị cấp thời. Nếu thiết bị của bạn đơn giản thì làm theo cách xử lý rừng sau đây: Khi AT bắt đầu chớm bị feedback, bạn hãy lẹ tay kéo fader master cùa mixer xuống hết rồi đẩy lên ngay, nhưng không bằng mức cũ. Thí dụ đang ở 10, kéo xuống 0 rồi đẩy lên 9,5. Nếu chưa hết thì lại kéo xuống rồi lên 9, chừng nào hết thì thôi. Cách này, nếu lẹ tay thì không ai biết đã bị mất AT một khoảnh khắc, ngoài bạn. Âm lượng của AT dù có nhỏ đi một chút nhưng còn đỡ hơn hàng trăm cặp mắt đang nhìn bạn chăm chăm.
Nếu bạn có EQ thì dễ dàng hơn, chỉ cần nghe feedback ở giải tần nào thỉ cứ nhè fader của giải đó mà cắt cái bụp. Chỉ có khó là không biết ở đâu thôi. Một vài loại EQ như Behringer có thêm đèn LED báo Feedback (FBQ) trên cần gạt từng band nên rất tiện. Khi feedback, chỉ cần thấy đèn báo sáng chỗ nào thì kéo xuống, rất đơn giản.
Feedback destroy là thiết bị chuyên dùng như tên gọi, có thể tự động dò giải tần feedback dùm, để bạn tùy nghi xử lý. Cách xử dụng cũng rất dễ, bạn nào có, đọc manual ắt biết. Còn có cách là dùng limiter (bộ hạn chế) để hạn chế biên độ của âm lượng, nhưng phải dùng loại chỉ limit từng giải đã ấn định trước, không dùng loại toàn giải, sẽ phá âm lượng của toàn bộ.
Nói chung, thiết bị để chống feedback thì rất nhiều, có loại rất hiện đại, chức năng như một máy tính có thể detect toàn bộ âm thanh của bạn, nếu có gì xảy ra là nó tự động xử lý ngay tức thì, khỏi phải lo nghĩ, nhưng giá tiền thì ở trên trời !!! Nhưng, thiết bị nào để chống feedback cũng vậy, sẽ làm giảm chất lượng AT đi ít nhiều. Các bạn cứ hoàn thiện hệ thống AT của mình như đã viết ở trên, làm sao cho nó không bị feedback là tốt nhất. Đã không có feedback thì lấy gì mà phải chống. Chúng ta dại gì mà làm giàu cho các hãng sản xuất thiết bị, phải không các bạn?
Cuối cùng, tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện vui có liên quan tới chủ đề của bài này. Sự việc nói về : khi đã có một giàn AT rất hoàn hảo, nhân lực operator thuộc bậc sư tổ, nhưng vẫn bị feedback như thường.
Trong show Asia Music Festival được tổ chức tại rạp Hòa Bình năm 1997. Liên hoan này có nhiều ca sĩ đại diện nhiều nước châu Á tham dự. Chương trình biểu diễn do HTV quay, được phát trực tiếp trên toàn châu Á. Toàn bộ thiết bị AT AS được do một công ty VN mướn từ Singapore chở qua. Riêng AT thôi, thiết bị quá hùng hậu: Loa Apogee, ampli Crest Audio (sub dùng amp 10.000w), Mixer dùng 2 cái Yamaha 48 cnls PM4000 (của VN, nhập về 150.000USD/cặp), AS thì khỏi nói. Singapore và VN cùng lắp ráp, xong rồi thì có nguyên một team của Công ty Leo Music người Nhật vào operate. Đám soundman này thuộc loại ngoại hạng, nổi tiếng trên thế giới. Thế là anh em Việt + Sing (tôi cũng có trong đó) chỉ còn một cách là nghểnh cổ ngồi xem và học nghề từng chút của đám này. Show quan trọng nên tụi nó check rất kỹ. Thằng mon sound ôm 8 cây micro mở sẵn, đi hết vài chục cái loa monitor, chĩa thẳng vào xem có bị feedback không. Đến phần các ca sĩ từng nước lên ráp AT. Riêng ca sĩ Nhật lên SK thì tụi nó chăm chút rất kỹ, gà nhà mà. Từ cách đặt loa monitor cho tới khi hát, từng đoạn nhạc cũng được chỉnh âm sắc riêng. Chàng ca sĩ này hơi già, hát một bài tiếng Nhật trữ tình, tempo rất chậm. Qua vài lần dượt với ban nhạc Nhật mấy chục người, luôn cả tổng dượt, chương trình vẫn chạy hoàn hảo, không một chút sơ suất.
Đến khi chính thức biểu diễn, ai mà thưởng thức show này đều thấy tuyệt vời. AT AS không chê được chỗ nào, cứ như trong mơ vậy. Gần giữa chương trình thì có một sự cố. Số là anh chàng ca sĩ người Nhật này, khi lên SK biểu diễn, chắc có lẽ thấy số khán giả quá đông, anh ta rất xúc động cố trình bày bài hát của mình không chỉ bằng giọng ca mà còn bằng điệu bộ. Bài hát thì trữ tình, truyền cảm nên có một lúc anh ta feeling phát ra những âm rất nhỏ nhẹ, sắc (chỗ này soundman phải tăng thêm nhiều âm lượng và tone hi-mid để khán giả có thể nghe rõ từng tiếng thở, uốn lưỡi), từ từ nhắm mắt lại, mơ màng, cánh tay buông thõng (rất phong cách). Nhưng chính cánh tay này lại đang cầm micro, chĩa thẳng vào loa monitor. Một tiếng “rét” của hệ thống loa gần 200.000w phát ra như sấm nổ. Chàng ca sĩ giật mình, mở mắt, chân tay luống cuống không biết để vào đâu. Khán giả thì cười rầm cả rạp. Cũng may, sắp tới đoạn hát tới nên anh ta trấn tĩnh và hoàn tất bài nhạc của mình suôn sẻ. Các bạn thấy đó, dù chuẩn bị có kỹ như thế nào cũng vẫn có thể bị khuyết điểm. Nhân định bất thắng thiên là vậy.









































Chương 2
Các lý thuyết cơ bản về âm thanh

I / Định nghĩa về âm thanh
Âm thanh trong thế giới tự nhiên (natural sound), đường biểu diễn bắt buộc phải là một hình sin cơ bản. Đó là những voice chúng ta nghe được chung quanh ta như những tiếng động, lời nói v.v , không phải do những thiết bị điện tử phát ra. Giải tần số mà con người nghe được nằm trong khoảng từ 20Hz đến 18KHz, nhưng cũng có ngoại lệ (tôi đã từng thử nghiệm thực tế có một soundman VN có thể nghe tới 24,5 KHz, rất hiếm có). Nhiều sinh vật khác như chó, mèo có thể nghe được giải tần cao hơn nhiều so với con người (siêu âm).
Âm thanh hình sin là AT đơn giản, giống như phát ra ở máy phát sóng hạ tần. Những AT ta nghe thật ra là do nhiều họa tần chồng lên tạo thành. Bạn có thể vào window media player, nghe một bài nhạc bất kỳ rồi chọn bar and waves = Scope sẽ thấy được hình biểu diễn của những sóng AT này.



Từ khi có những thiết bị điện tử, âm thanh nhân tạo bắt đầu hình thành. Khoảng đầu thập niên 70 những nhà sản xuất organ như hãng Yamaha đã dùng công nghệ chỉnh sửa âm thanh gốc tạo thành những AT không thể có trong thế giới tự nhiên. Từ những model organ như IC 30, rồi tới series SK bắt đầu tạo thành những lãnh vực âm thanh mới gọi là Synthesizer. Vậy là tùy hứng, ta có thể chỉnh, sửa, bẻ cái hình sin thành những hình bất kỳ nào, nếu muốn. Vuông, tròn, nhọn, răng cưa hoặc trên tròn dưới nhọn v.v đều ra một voice khác nhau, nhưng âm vực đều giống nhau là vì nó cùng chung một tần số. Bạn nào là nhạc công, nhạc sĩ có lẽ đã biết sự tương ứng giữa tần số AT và các nốt nhạc. Các nhạc cụ điện tử hiện đại hoặc những AT trong những bài disco là áp dụng của phương thức này, hoàn toàn không có trong thế giới tự nhiên.
Từ khi có kỹ thuật số ra đời, thì việc chỉnh sửa AT lại càng dễ dàng hơn, muôn hình vạn trạng. Nhưng chưa chắc sửa lại thì nghe hay hơn đâu. Các hãng sản xuất phải dày công nghiên cứu, thỉnh thoảng mới đưa ra được một công nghệ mới được.Thí dụ, bạn muốn AT nghe có cảm giác “dầy” hay “mỏng” hơn, thì có thể lấy BBE chỉnh cho cái hình sin có hai cạnh biên mập ra hay ốm bớt là xong. Còn muốn nghe “bén” một tí thì vuốt cái đầu hình sin cho nó nhọn hơn bằng một thiết bị khác. Còn nhiều cách khác, nhưng chung qui chỉ là xoay quanh chuyện chỉnh sửa cái hình sin đó thôi. Và cũng chính vì có thể chỉnh sửa được, mà có nhiều ca sĩ trong studio thì hát rất hay mà khi ra hát live thì nghe khác hẳn, là do AT live hầu như ít khi sửa, chỉ khuếch đại và điều tiết âm sắc.
Độ sái giọng (méo tiếng) (distortion) là so sánh giữa tín hiệu hỉnh sin chuẩn input và output ra. Kỹ thuật cao cần độ distort dưới 1‰. Nếu bạn nhìn bằng oscilloscope mà thấy hình sin vừa hơi méo một tí là đã méo cả vài chục % rồi, phải có máy chuyên dùng mới đo được chính xác. AT mà nghe bể, rè, nghẹt là đã có sự distort ở tầng nào đó rất nhiều rồi, phải khắc phục nhược điểm này trước tiên.
Một thiết bị khác rất quan trọng là dây dẫn tín hiệu. Nếu sử dụng dây unbalance (1 giáp+1 ruột) thì không thể truyền đi xa được. Kéo dài sẽ bị giảm biên độ và giảm nhiều hơn ở tần số cao. Giảm biên độ còn xử lý được bằng cách nâng khuếch đại, nhưng giảm dải tần thì bó tay. Chưa kể còn dễ bị nhiễu (noise) bời những thiết bị khác và ngay cả trong sợi dây như tiếng vỗ dây chẳng hạn. Chỉ có thể giảm bớt khuyết điểm trên bằng cách hạ tổng trở Z của nguồn tín hiệu. Tuy tổng trở của microphone đã hạ thấp tới 200Ω và tín hiệu là 600Ω nhưng cũng chỉ giới hạn độ dài tối đa là 50 feet (16 mét). Về sau phát minh ra cách sử dụng dây balance (1 giáp+ 2 ruột) thì khuyết điểm trên mới hoàn toàn được khắc phục.
Tín hiệu đi trong dây balance gồm 1 phase + dẫn tín hiệu bình thường như dây 1 ruột. Dây còn lại là phase – có tín hiệu ngược phase đối xứng với phase +. Vì mang cùng lúc 2 tín hiệu này nên những tín hiệu nếu khác với 1 trong hai (như là noise) sẽ bị triệt tiêu. Sợi dây nào giảm biên độ sẽ có sợi kia bù lại khi dẫn tới thiết bị khác. Vì vậy, trên lý thuyết, dây balance có thể kéo dài tối đa tới 1000 feet (300 mét).
Trước đây, thiết bị điện tử AT phải dùng biến áp loại nhỏ để tạo buffer balance cho các ngõ in out, sau này nhờ có op-amp nên đơn giản hóa đi nhiều. Trong một hệ thống âm thanh cũng cần chú ý khi hàn dây tín hiệu giao tiếp. Chỉ cần 1 sợi dây hàn ngược cực 2, 3 của jack XLR3 sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của cả hệ thống.
Lý thuyết về âm thanh thì đơn giản chỉ có vậy, nhưng rất quan trọng. Là soundman, bạn phải tìm hiểu thêm âm thanh là gì, rồi khi qua thiết bị này, thiết bị kia thì nó sẽ biến đổi ra sao ? Bạn hãy tự tập suy nghĩ có logic và sáng tạo. Lúc đó, bạn sẽ tự mình giải quyết được nhiều vấn đề về những kỹ thuật âm thanh khác mà tôi chưa thể viết ra ở đây.

II / Các thông số kỹ thuật
Phần này bao gồm những thông số của các thiết bị AT giao tiếp với nhau nên cũng rất đơn giản, nhưng bạn cũng phải nắm rõ để setup hệ thống AT cho chính xác.
Trước hết là microphone. Tổng trở Z ấn định cho hầu hết các loại micro xử dụng cho AT là 200Ω, với độ nhậy (sensitivity) khoảng từ -40dB đến -20dB (có thể gia giảm chút ít tùy loại). Có vài loại micro đặc biệt (thường dùng trong studio) có tổng trở là 600Ω. Tần số đáp tuyến (frequency response) từ 40Hz đến 15KHz, loại condenser có thể lên tới 18KHz. Microphone xử dụng cho ampli đèn (tube amplifier) thì phải có Z bằng 50KΩ mới phù hợp.
Tín hiệu nhập của mixer ở ngõ mic input có độ nhạy rất cao, ở 200Ω vào khoảng -130dB đến + 20dB. Ngõ nhập line in thì lại khác : Z = 10KΩ nếu dùng unbalance, 20KΩ nếu dùng balance, độ nhạy từ -10 đến + 40dB. Các ngõ Tape/CD in cũng vậy, Z = 10KΩ, độ nhạy +20dB (tín hiệu output của player vào khoảng 100mV, 10KΩ). Ngoài ra, tất cả các giao tiếp khác đều dùng chuẩn 0dB làm mốc.
Nói qua về định nghĩa của chuẩn giao tiếp các thiết bị AT 0dB : 0dB là tín hiệu có điện áp 0.774 V RMS, tức là đo được 1 VAC khi đặt ở tổng trở Z = 600Ω. Chuẩn này dùng chung cho tất cả các thiết bị AT pro. Nhiều khi các bạn đọc manual thấy có sự khác biệt như Z chẳng hạn, có thể thấp hoặc cao hơn một chút (các hãng SX hay làm vậy cho có sự khác biệt). Nhưng bù lại, số dB cũng tăng hoặc giảm theo tỉ lệ nghịch tương ứng, nên vẫn tương thích kỹ thuật. Nếu có thể được, bạn nên dùng tất cả các thiết bị chung một hãng sản xuất, tránh phải lo nghĩ về vấn đề này.
Qua những thông số trên, các bạn đã thấy có sự khác biệt rất lớn giữa hai dòng máy pro sound và HiFi. Nếu vô tình dùng lẫn lộn, chẳng hạn lọt vào hệ thống một thiết bị EQ của HiFi, hậu quả sẽ không lường được.







































Phần điều chỉnh Effects

Núm chỉnh Effects to Monitor
Dùng để cân  chỉnh effects  cho các ngõ ra monitor 1,2

Chương trình Effects
Có 16 chương trình bao gồm Delay và Reverb khi dùng núm xoay để chọn chương trình effects mà bạn mong muốn. Chúng được điều chỉnh kết hợp với các nút chỉnh Damping và Time. Là các nút khi bạn chỉnh effects chúng sẽ giúp bạn chỉnh hay hơn.
Time: là thời gian lặp lại của tiếng Reverb hay Delay
Damping:độ vang hay sự giảm dần của tiếng.

Nút nhấn Bypass Effects
Nhấn chọn để loại bỏ effects khi bạn không dùng chương trình effects có trên máy

Núm chỉnh Aux 1/ mon send
Nút này cho phép bạn điều chỉnh mức độ tín hiệu ở ngõ ra monitor như ngõ Aux1, mon send. Chúng được điều chỉnh chung với núm chỉnh effects to monitor.














Các thông số kỹ thuật
Phần này bao gồm những thông số của các thiết bị AT giao tiếp với nhau nên cũng rất đơn giản, nhưng bạn cũng phải nắm rõ để setup hệ thống AT cho chính xác.
Trước hết là microphone. Tổng trở Z ấn định cho hầu hết các loại micro xử dụng cho AT là 200Ω, với độ nhậy (sensitivity) khoảng từ -40dB đến -20dB (có thể gia giảm chút ít tùy loại). Có vài loại micro đặc biệt (thường dùng trong studio) có tổng trở là 600Ω. Tần số đáp tuyến (frequency response) từ 40Hz đến 15KHz, loại condenser có thể lên tới 18KHz. Microphone xử dụng cho ampli đèn (tube amplifier) thì phải có Z bằng 50KΩ mới phù hợp.
Tín hiệu nhập của mixer ở ngõ mic input có độ nhạy rất cao, ở 200Ω vào khoảng -130dB đến + 20dB. Ngõ nhập line in thì lại khác : Z = 10KΩ nếu dùng unbalance, 20KΩ nếu dùng balance, độ nhạy từ -10 đến + 40dB. Các ngõ Tape/CD in cũng vậy, Z = 10KΩ, độ nhạy +20dB (tín hiệu output của player vào khoảng 100mV, 10KΩ). Ngoài ra, tất cả các giao tiếp khác đều dùng chuẩn 0dB làm mốc.
Nói qua về định nghĩa của chuẩn giao tiếp các thiết bị AT 0dB : 0dB là tín hiệu có điện áp 0.774 V RMS, tức là đo được 1 VAC khi đặt ở tổng trở Z = 600Ω. Và một cách gọi khác là .001w (1miliwatt) khi Z = 600Ω. Chuẩn này dùng chung cho tất cả các thiết bị AT pro. Nhiều khi các bạn đọc manual thấy có sự khác biệt như Z chẳng hạn, có thể thấp hoặc cao hơn một chút (các hãng SX hay làm vậy cho có sự khác biệt). Nhưng bù lại, số dB cũng tăng hoặc giảm theo tỉ lệ nghịch tương ứng, nên vẫn tương thích kỹ thuật. Nếu có thể được, bạn nên dùng tất cả các thiết bị chung một hãng sản xuất, tránh phải lo nghĩ về vấn đề này.
Qua những thông số trên, các bạn đã thấy có sự khác biệt rất lớn giữa hai dòng máy pro sound và HiFi. Nếu vô tình dùng lẫn lộn, chẳng hạn lọt vào hệ thống một thiết bị EQ của HiFi, hậu quả sẽ không lường được.
-Ở 600ohm đo được 1VAC (xoay chiều), nhưng RMS tính theo sóng vuông (square) nên bị cắt đầu nhọn, nén xuống, tính ra chỉ còn lại 0,774V RMS.
Mixer
Như tên gọi, mixer (nếu có trên 20 chnls thì thường gọi là mixing console) là thiết bị dùng để trộn tất cả các tín hiệu AT, khuếch đại, chỉnh sửa và xuất sang những thiết bị khác bằng nhiều ngã khác nhau. Vì đã giới thiệu những tính năng của mixer trong phần trước, trong phần này chỉ nói về cách vận hành.
Sau khi đã set tất cả các thiết bị AT đúng theo sơ đồ nguyên lý trên, bạn kiểm tra lại cho thật chắc rồi bắt đầu khởi động hệ thống.
Trên mixer, bạn tắt tất cả những biến trở chỉnh âm lượng (gain, aux send, chnl fader, groups, aux return, master v.v) về zéro. Những biến trở chỉnh âm sắc và panpot (balance) thì set ở giữa, flat hay 0dB. Tất cả EQ, Effect, Crosover, Compressor, Amplifier cũng vậy, biến trở âm lượng đều tắt.
Bạn nối một player (CD, MD) vào một channel stereo tape in trên mixer, cho disk sound check mà bạn quen dùng nhất vào rồi cấp nguồn cho mixer và tất cả các thiết bị, ngoại trừ ampli sẽ cấp nguồn sau cùng.
Bạn set fader của chnl tape in ở mức 0dB, bấm sw on (mute) và bấm sw stereo (chưa xử dụng sw group), sau đó set 2 (có thể chỉ 1) fader của Master out ở mức 0dB.
Cho disk player chạy, từ từ nâng biến trở gain (trim), theo dõi đồng hồ (LED) hiển thị master VU metter cho đến khi nó dừng ở mức 0dB, không để lố qua vạch đỏ. Nếu hai bên left, right không cân bằng, có thể điều chỉnh lại bằng biến trở panpot.
Sang EQ và các thiết bị khác, tuần tự từng cái một. EQ thì set tất cả các band giải tần ở giữa, mức flat, có thể bấm bypass để vô hiệu hóa phần chỉnh sửa. Volume thì nâng lên cho tới khi đèn VU báo ở 0dB. Nếu EQ chuẩn thì mức tín hiệu sẽ ở giữa 0dB, có thể gia giảm đôi chút. Crossover cũng vậy, chỉnh volume ở 0dB, cả hai giải Hi và Lo. Riêng tần số cut của sub bass, bạn set ở mức trung bình = 100 Hz.
Những thao tác trên cốt yếu là để set cho tất cả các thiết bị đều có tín hiệu Input và Output nằm trong mức chuẩn. Sau khi đã kiểm tra chắc chắn, bạn cấp nguồn cho ampli. Đợi 10 giây cho mạch protect hoạt động, từ từ nâng biến trở âm lượng của từng ampli lên tới mức vừa đủ nghe tùy theo không gian nơi bố trí loa. Tất cả ampli nào cùng chung 1 way thì biến trở đều ở cùng 1 mức. Nên nhớ nếu set lên mức 0dB là ampli đã xử dụng hết tải công suất, nên set tối đa ở -10dB là là tối đa. Ampli nào không có mức 0dB thì xem đèn báo peak level, tuyệt đối không để sáng đèn này.
Trở lại mixer, sau tắt player, bạn cắm micro chính vào 1 trong những chnls nào tùy ý. Cũng như ở chnls tape-input, bạn set fader lên 0dB rồi thử nói vào micro và nâng biến trở gain cho loa bắt đầu kêu và đến khi đèn VU metter lên dưới ngưỡng 0dB. Sau khi chỉnh âm sắc cho micro, bạn cắm tất cả micro còn lại vào mixer và set tất cả cũng như micro chính. Nên xử dụng micro cùng loại để khỏi mất thời gian chỉnh riêng rẽ từng cái một. Micro dùng cho bộ trống jazz sẽ viết trong phần dưới.
Các nhạc cụ cũng làm theo thao tác như chỉnh micro chính, vì độ nhậy của từng loại nhạc cụ khác nhau nên fader cũng giữ mức 0dB, chỉ chỉnh biến trở gain thôi, khi vào chương trình mới chỉnh fader. Như thế tín hiệu nhập sẽ được cân bằng trong mixer nhất.
Đến phần set group. Tùy theo hãng sản xuất, bên cạnh fader chnls có từ 2 đến 4 sw bấm để chọn group cho từng chnl. Nếu không dùng group, thì phải bấm sw stereo, lúc này tín hiệu chì effect theo fader master. Nếu bấm sw group 1-3 và tắt sw stereo chẳng hạn, tín hiệu sẽ chia 2 và đi vòng sang 2 fader 1 và 3 và out ra ngõ group out 1 và 3. Bên cạnh group fader có thêm sw stereo, nếu bấm sw này, tín hiệu sẽ nối thêm sang fader master, group 1 nối sang left, group 3 nối sang right. Sw 2-4 cũng vậy, efect cho group 2 và 4. Cũng như mọi fader khác, fader cho group cũng set ở mức 0dB.
Công dụng của group là để nâng và hạ một số chnls đã chọn trước trong khi biểu diễn, lúc đó không thể nhanh chóng tăng giảm nhiều chnls một lúc được. Thí dụ bạn set group 1-3 cho nhạc cụ, group 2-4 cho những micro của trống jazz chẳng hạn. Những mixer cao cấp có thể có tới 8 groups, việc xử lý sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Phần Aux out (auxiliary out) là để quản lý những loa monitor trên SK và những effect đấu paralell (đôi khi còn gọi là FX) như delay, reverb v.v. Tuỳ theo có chia ra nhiều line loa monitor hay không, bạn có thể cho từng chnl đưa qua những line đó. Chỉ thị từng line này là aux 1, 2, 3 v.v. out ra ngoài bằng aux out (aux send) tương ứng 1, 2, 3 v.v. Muốn cho chnl nào phát ra line nào thì vặn biến trở của aux đó lên, thường là set ở mức giữa, đều nhau. Thí dụ ca sĩ chính thì được cho nghe loa monitor đặt ngay trước mặt tiếng của chính mình đang hát, nhạc công trống jazz thì nghe toàn thể AT ngoại trừ tiếng trống của mình (vì sẽ bị feed back nếu đặt gần micro trống), ban nhạc thì nghe tiếng nhạc cụ của mình (nếu không có instrusment amplifier) và tiếng ca sĩ. Nói chung là người nào muốn nghe gì, có đó. Trên những SK lớn, số lượng loa monitor rất nhiều, phải có thêm một mixer chuyên dùng gọi là monitor mixer đặt bên hông SK, do một soundman khác quản lý những loa này. Tất cả các tín hiệu trên SK đều được đưa vào mixer monitor và rẽ nhánh song song xuống mixer FOH bằng 1 bộ cable chuyên dùng. FOH soundman, vì vị trí ở xa quá, không thể xử lý tốt được những gì trên SK.
Ở mỗi chnl, bên cạnh dãy biến trở aux thường có 1 sw gọi là pre hay EQ. Sw này có tác dụng cho tín hiệu khi ra ngã aux có qua phần tone chỉnh sửa âm sắc hay không, thông thường thì nhấn xuống để cho qua tone. Riêng những nhạc cụ nếu đã có qua ampli chỉnh sửa âm sắc rồi thì bạn nên để nguyên. Đôi khi loa monitor cho ca sĩ chính cũng được yêu cầu này vì họ muốn nghe giọng thật chưa chỉnh sửa.
Sau đây là hình chụp của 1 mixer PA dòng cao cấp hiện nay, rất trung thực và chính xác.
MIDAS series Verona, 40 channels, 8 groups.
-Delay, reverb:
Thiết bị effect đấu nối với mixer qua 2 ngã: input nối với aux-out (aux-send) và output nối với aux return (còn gọi là FX) của mixer. Thường thì dùng 2 thiết bị, 1 làm tiếng delay (lập lại), 1 làm tiếng reverb (vang). Hai thứ tiếng này khi mix lại sẽ làm tiếng hát đầy và sáng hơn. Những thiết bị sản xuất gần đây cao cấp hơn, có thể tạo cùng lúc 2 thứ tiếng effect, cho nên có thể chỉ cần dùng 1 thiết bị. Bạn nên set effect sao cho nó bỏ tiếng đầu tiên, để khi mix vào mixer sẽ không chồng lên nhau làm sái tiếng normal. Theo kinh nghiệm của nhiều soundman, bạn nên lấy 1 chnl stereo nếu còn dư của mixer dùng thay cho aux return. Cách này có đặc điểm là có tiếng efect stereo và khi qua phần tone của chnl, bạn sửa âm sắc lại một chút sẽ hay hơn.
Thường thì khi send qua effect bằng ngã Aux(FX), effect vẫn còn giữ tín hiệu xuất, xong mới tạo ra tiếng effect.
Vấn đề là, nếu có, phải set sao cho khi output nó chỉ có tiếng effect thôi. Nếu không, khi return nó sẽ chồng lên tiếng normal, dễ bị feedback.
Thời diểm này, anh chỉ hướng dẫn lý thuyết, sau đó sẽ vào forum giải quyết thắc mắc. Sẽ có nhiều mod khác, bạn anh, sẽ giải đáp.
Crossover
Hình trên là 1 dynamic crossover đơn giản nhất. Khi xử dụng chế độ stereo (2 input), nó sẽ chia ra cho mỗi channel 2 ways, khi xử dụng chế độ mono (1 input), nó sẽ chia làm 3 way. Đặc biệt trong thiết bị này là thêm phần cho subbass, 2 ngã tín hiệu vào được đấu chung thành mono và chỉ có 1 ngã output duy nhất.
Cách chỉnh cũng rất đơn giản, bạn nên set biến trở input và những gain output đều ở mức chuẩn 0dB. Biến trở Xover freq của subbass set ở mức trung bình là 100Hz, nếu loa sub tốt và ampli mạnh có thể hạ xuống 80Hz. Những way còn lại là tùy thuộc vào thông số của loa bạn đang dùng.
Compressor
Như tên gọi, compressor chuyên dùng để nén tín hiệu AT. Thiết bị này thường tích hợp thêm một tính năng nữa là limiter (hạn chế).
Limiter dùng để hạn chế âm lượng theo ngưỡng peak do người dùng cài đặt. Quá ngưỡng này, thiết bị tự động điều chỉnh âm lượng nhỏ lại (auto level) không cho vượt ngưỡng, nhưng âm sắc hoàn toàn không thay đổi.
Trái lại, compressor cũng hạn chế âm lượng nhưng bằng cách nén lại. Bạn có thể hình dung đường biểu diễn hình sin của AT, khúc nhỏ bên trên bị đè xuống cho bẹt đầu tới mức ngưỡng, gần như là bị hớt phía trên, nếu ngưỡng thấp quá và nén cực mạnh thì thành ra gần giống như sóng vuông. Effect này làm cho AT phát ra nghe có vẻ gọn và chắc hơn trước khi nén. Dùng riêng cho từng nhạc cụ thì rất tốt, nhưng khi dùng cho toàn bộ hệ thống thì soundman phải rất cẩn thận.
Limiter cũng có khuyết điểm của nó, nếu trong hệ thống có 1 AT bất kỳ nào đó đột nhiên quá âm lượng vượt mức peak đã set (như nhạc cụ rò rè, feed back chẳng hạn), auto level sẽ tự động giảm tức thì âm lượng toàn bộ của hệ thống dù cho những AT khác hoàn toàn không bị over. Mức giảm này mạnh hay nhẹ tùy theo tín hiệu vượt peak nhiều hay ít.
Biểu đồ biểu diễn của hình sin AT khi qua từng tính năng:
Sau đây là những hiệu ứng cơ bản để chỉnh compressor.
Expander/gate: Lựa chọn mức tín hiệu sẽ vào thiết bị. Set ở mức nào, tất cả tín hiệu nhỏ hơn sẽ bị filter, không vào được thiết bị. Expander cho phép có thời gian trễ, nhưng gate thì effect tức thì.
Threshold: Đây là điểm ngưỡng mà tín hiệu bắt đầu bị nén. AT khi qua mức này sẽ bị nén theo các chế độ mà bạn sẽ cài đặt. Nếu bạn set ở 0dB thì coi như âm thanh sẽ không bị tác động bởi thiết bị.
Ratio: Định mức giảm âm lượng theo tỉ lệ. Thí dụ ở tỉ lệ 4:1, tín hiệu khi vượt qua mức ngưỡng, cứ mỗi 4dB sẽ bị giảm xuống còn 1dB so với ngưỡng. Nếu set ở 1:1, tín hiệu sẽ không bị nén. Tỉ lệ này tối đa có thể lên tới 10:1.
Attack: Ấn định thời gian sẽ bắt đầu nén khi tới ngưỡng, thường tính bằng m/second.
Release: Ấn định thời gian khi đã nén và trở lại mức ban đầu, cũng tính bằng second.
Trong 1 số thiết bị có thêm tính năng auto cho attack và release. Khi bấm nút này, thiết bị sẽ tự động chỉnh thời gian attack và release tùy thuộc tín hiệu input.
Soft/hard knee: Khi set sang soft knee, chế độ nén sẽ diễn ra mềm và chậm hơn, từ trước cho đến sau mức ngưỡng. Hard knee dứt khoát nén từ mức ngưỡng.
Limiter: Hạn chế biên độ tối đa của âm lượng. Khi set ở mức nào thì không có tín hiệu nào có thể vượt qua được. Khi chỉnh lên mức max, coi như vô hiệu hóa tính năng này.
Có thể kiểm tra âm lượng bằng hệ thống đèn báo VU LED. Nhấn Sw In/Out để đổi sự hiển thị giữa 2 tín hiệu input và output để xác định có bị giảm biên độ khi qua compress và limit. Đặc biệt là thiết bị này ít khi có biến trở input (có lẽ không cần thiết vì lấy từ thiết bị khác output ra đã chuẩn rồi), biến trở output dùng để nâng bù âm lượng cho cân bằng khi qua thiết bị khác.
Ngoài ra còn có thêm đèn LED Gain Reduction. Hệ thống đèn LED này báo mức âm lượng đã bị nén là bao nhiêu dB. Có thể hiểu rằng, khi không có đèn nào sáng là tín hiệu không hề suy giảm, càng sáng nhiều đèn là càng bị nén nhiều.
Có nhiều loại compressor có thêm chức năng Link hoặc Stereo Link. Tùy theo hãng sản xuất có loại chức năng này nối hiệu ứng của 2 chnls của compressor và lấy mức trung bình, có loại thì vô hiệu hóa chức năng chỉnh của 1 chnl, chỉ cần chỉnh 1 bên là sẽ xảy ra hiệu ứng của cả 2 bên.
Compressor còn nhiều tính năng nữa, nhưng trong những bài AT cơ bản này chưa tiện nói thêm.
Qua phần trên, các bạn đã có thể phần nào hiểu được kỹ thuật của 1 thiết bị compressor đơn giản nhất. Về áp dụng, bạn có thể đặt nó ở bất cứ tầng nào của hệ thống AT. Nếu chỉnh toàn bộ, bạn set nó sau EQ. Cũng có thế set sau crossover để chỉnh riêng cho từng way. Ngoài ra còn có cách insert vào từng chnl để chỉnh riêng cho từng nhạc cụ, vocal v.v. Rồi nếu muốn, bạn insert vào stereo group của nhạc cụ để chỉnh sửa riêng toàn bộ group này. Còn có loại tích hợp 4 compressor trong 1 thiết bị, vậy rất dễ dàng cho bạn tùy nghi xử lý.
Riêng các bạn mới vào nghề, khi áp dụng, lúc đầu nên chỉ dùng compressor cho phần sub bass thôi, như tôi đã vẽ trong (1). Và dùng noise gate (giống compressor, nhưng đơn giản hơn) insert vào giàn micro của trống jazz.
Khi chỉnh sửa, bạn set tất cả nút hiệu chỉnh về vị trí flat, không tác dụng. Thí dụ biến trở output và threshold ở 0dB, gate min (off), limiter peak ở max (off), ratio ở min (1:1), attack và release ở min (nhanh nhất), có thể dùng auto nếu mới chỉnh lần đầu, knee ở hard (cho dễ nghe tác dụng).
Ở compressor, bạn nâng ratio lên 1 mức ấn định, thí dụ 4:1, rồi giảm dần threshold cho tới -15dB chẳng hạn. Trong giai đoạn chỉnh sửa này, bạn để ý nghe AT thay đổi như thế nào rồi tìm mức set theo ý bạn. Gate cũng vậy, bạn nâng dần cho tới khi được AT vừa ý.
Gợi ý:
Bạn dùng gate để cut các tạp âm nhỏ, để làm gọn tiếng lại, như tiếng trống tom, snare. Loa sub bass qua gate sẽ mất tiếng rền thùng.
Compress dùng để nén tiếng bass và kick cho có lực thêm vào, nếu nén ít và soft knee sẽ cho tiếng bass mềm, ngược lại, nếu nén mạnh và hard knee sẽ ra tiếng bass sâu, pha thêm gate vào như thế nào tùy ý bạn.
Limiter dùng để hạn chế quá tải ampli và loa, nâng tín hiệu lên cho đến khi đèn peak trên ampli sáng, trả ngược biến trở limiter cho đến khi đèn vừa tắt là được (để ý lúc thay đổi gain của ampli, phải check lại).
Cuối cùng, xin nói, tôi không phải là 1 soundman nên không thể hướng dẫn các bạn thêm nhiều chi tiết về cân chỉnh được nữa. Nhưng khi bạn đã hiểu hết về kỹ thuật, tính năng của compressor ở trên cộng với tai nghe AT và thời gian tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của bạn, tôi tin rằng bạn sẽ có cơ hội nắm rõ thiết bị này.

Cách vận hành các thiết bị
Trước hết, các bạn hãy xem sơ đồ dưới đây để hiểu về cách vận hành của hệ thống AT SK cơ bản.

Qua sơ đồ trên, tín hiệu input đưa vào mixer sẽ được trộn đều và xuất ra bằng 2 ngã main out (stereo out) xuống Equalizer, 2 cái đơn  hoặc 1 cái đôi. Sau khi rời EQ, tín hiệu nhập thẳng vào crossover ( các loại effect khác, nếu có, cũng mắc rẽ nối tiếp ở đây, trước khi vào crossover).
Từ crossover, tín hiệu chia làm 2, Hi được đưa vào ampli của loa full-range. Nếu hệ thống dùng nhiều way thì cũng đấu ampli như vậy. Ngã ra Lo thì lấy 1 channel của compressor và nối xuống sub bass ampli. Bạn muốn loa sub chạy stereo thì dùng cả 2 chnls của compressor. Nhưng ở sơ đồ trên, theo kinh nghiệm chung của giới AT, bạn nên cho sub chạy theo chế độ mono, nghĩa là chỉ xử dụng 1 bên của crossover và compressor đưa xuống ampli, đấu chung 2 chnls lại và xuất ra loa. Điều này để tránh tiếng ồn do cộng hưởng bởi 2 chnls sub nếu tín hiệu khác nhau mang lại. Còn dư 1 bên của compressor để dùng cho chuyện khác, insert vào mixer để chỉnh tiếng kích của trống chẳng hạn.
Ở trên mixer, bạn lấy tín hiệu từ ngã aux out đưa vào 1 EQ đơn và dùng ampli monitor làm công suất cho các loa monitor trên SK. Nếu dùng 2 hệ thống monitor, ca sĩ và ban nhạc riêng, bạn dùng thêm một đường aux 2 nữa, cũng qua EQ và ampli như aux 1.
2 effect thì dùng đường aux send và aux return của 2 aux kế tiếp 3 và 4. Noise- gate thì dùng đường insert phone jack ¼” của mỗi input chnl của mixer. Thiết bị này chuyên dùng để chỉnh sửa tiếng trống jazz cho rõ tiếng, gọn gàng.


THIẾT BỊ EQUALIZER
Equaliser (EQ) là một thiết bị rất quan trong trong sản xuất âm nhạc ngày nay. Mỗi chúng ta hẳn đã từng dùng EQ ở một góc độ nào đó. Đơn giản nhất là thiết bị nghe nhạc mp3 hay các phần mềm nghe nhạc của mình chẳng hạn. Nhưng để hiểu sâu về nó và chỉnh để cho phù hợp từng bài hát thì cũng không đơn giản. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đưa khái niệm về EQ và một số ứng dụng. Chi tiết hơn, trong thu thanh và mix nhạc, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở những bài viết sau.
Equaliser (EQ) là một thiết bị được thiết kế nhằm làm thay đổi tính chất âm thanh khi âm thanh đi qua nó. Nó còn được hiểu là bộ cân bằng âm thanh. EQ sử dụng nhiều bộ lọc điện tử mà mỗi cái làm việc theo nguyên lý tăng giảm tín hiệu của từng dải tần. Có nhiều loại EQ khác nhau và mỗi loại lại có những nút điều khiển khác nhau làm chúng ta khó phân biệt.
Khi làm việc với EQ chúng ta sẽ gặp các thuật ngữ như "Boost" Và "Cut". "Boost" nghĩa là tăng, hay kích lên. "Cut" nghĩa là cắt giảm đi.
High-pass & Low-pass Filters
Tính năng rất hay dùng với EQ là high-pass và low-pass filters. High-pass filter - lọc bỏ qua phần cao (đôi khi còn gọi là low-cut filter - lọc cắt đi phần trầm) có nghĩa là bất cứ tín hiệu ở dưới dải tần chỉ định sẽ được giảm đi, trong khi đó những dải tần cao hơn sẽ được giữ nguyên.
High-pass
Low-pass filter - lọc bỏ qua phần trầm (đôi khi còn gọi là high-cut filter - lọc cắt đi phần cao) giảm tín hiệu của các dải tần cao hơn điểm muốn cắt đi (gọi là điểm cutoff).
Low-pass
High and Low Pass filters thường cắt từ từ và trong khoảng -6 dB trên một Octave (quãng tám), -12 dB trên octave hay thậm chí -18 dB trên một octave.
Hãy xem minh họa bằng Renaissance Equalizer ở hãng Waves.
EQ2
Trong hình trên, ta thấy sự thay đổi về tín hiệu khi áp dụng high-pass và low-pass filter. Bên trái minh họa cho high-pass filter, và hình bên phải là low-pass filter. Ta thấy, ở điểm cutoff (Freq) của high-pass là 50Hz, tín hiệu bị cắt đi dần dần từ trên đó một chút, khoảng 70Hz và dần bị cắt hẳn ở 35Hz. Muốn thay đổi những điểm tần số bị cắt ít hay nhiều ta dùng thông số Q (Bandwidth - băng thông hay độ rộng của băng tần). Chỉ số này càng cao thì góc của sơ đồ càng vuông và các dải tần bị ảnh hưởng sẽ ít đi. Ta sẽ tìm hiểu thông số này ở phần dưới. Cũng tương tự như vậy ở bên phải là Low-pass filter, tín hiệu sẽ bị cắt dần từ khoảng trên 2Khz (2000Hz) trở xuống. Lưu ý chỉ số Q bên phải là 1.00 so với bên trái là 1.41, do vậy, ta thấy bên phải sơ đồ hình vẽ tín hiệu sẽ bị cắt dần dần và nhiều tần số bị ảnh hưởng hơn.
Cần lưu ý thuật ngữ cutoff là điểm mà tín hiệu bị giảm dần từ tần số đã chọn, đó là điểm mà tín hiệu bị giảm 3dB. High-pass hay low-pass không cắt đi ngay lập tức tín hiệu mà cắt dần dần. Ta cần lưu ý khi dùng bất cứ bộ lọc nào, ngay cả khi ta chỉ định tần số cụ thể nào đó thì cũng không chỉ tần số đó bị ảnh hưởng mà các tần số gần kề cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo.
Lưu ý, ta nên sử dụng chức năng này khi muốn cắt đi phần trầm hoặc cắt đi phần cao. Chẳng hạn, khi ta đưa bản mix ra nghe ở âm thanh biểu diễn có thể sẽ gặp phải những tiếng ù ở loa sub-bass (loa siêu trầm) bởi những tần số quá trầm xuất hiện trong bản mix của chúng ta. Khi ấy ta sẽ sử dụng High-pass filter để lọc đi phần trầm từ 40hz trở xuống chẳng hạn. Trong khi thu hát, chúng ta cũng có thể dùng High-pass filter để cắt đi phần trầm, hoặc khi thu thanh guitar bass thì ta dung Low-pass filter để cắt đi phần cao quá… Như vậy sẽ làm cho bản mix cuối cùng sạch sẽ hơn.

Shelving Filters
Shelving Filters(tạm dịch là: lọc đa tần) là chức năng dùng để chỉnh đồng thời hàng loạt các tần số xung quanh tần số mà đa chỉ định. Dạng lọc này ngoài nút chỉnh tần số còn một nút để chỉnh tăng hay giảm. Ta dùng high-pass hay low-pass để cắt đi các tần số hơn là tăng. Còn ta dùng Shelving Filters khi ta muốn tăng nhiều giải tần cùng lúc.
  
Để làm được điều này ta chỉ định một giải tần nào đó (chẳng hạn 500Hz) sau đó chọn kiểu lọc là shelving low hoặc shelving high và tăng nó lên. Các tần số từ 500Hz trở xuống sẽ tăng lên đồng loạt nếu ta chọn shelving low, và ngược lại, các tần số trên 500Hz cũng sẽ dần được tăng lên nếu ta chọn shelving high. Các dải tần dạng shelving sẽ được tăng một cách từ từ và mềm mại chứ không đột ngột như dạng High và low-pass filter.

Peaking Filters
Mặc dù chức năng shelving Filter hữu ích khi ta điều chỉnh tổng thể âm sắc của hàng loạt dải tần, nhưng để tăng giảm cụ thể một tần số nào đó thì ta dùng Peak Filter. Chức năng này cũng có 2 nút, một để chọn một tần số trung tâm nào đó, và nút kia để chỉnh tăng giảm tín hiệu.
Peaking
Trong hình minh họa trên, ta thấy điểm tần sổ chỉ định là 700Hz và tần số này được tăng lên 14.6dB. Khi dùng dạng lọc Peak này ta để ý thông số "Q" là độ rộng của băng tần. Thông số Q càng cao thì băng tần càng hẹp và ngược lại. Trong hình trên, ta thấy tần số 700Hz được tăng lên 14.6dB và độ rộng là 22. Ta càng để thông số Q càng nhỏ thì các tần số xung quanh 700Hz sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Lưu ý nhiều EQ lại có những tên gọi khác nhau cho thông số Q này: Resonance, Bandwidth...
Ta thường dùng Peak Filter khi sử lý chính xác tần số cụ thể không mong muốn như tiếng ồn, tiếng huýt, tiếng vo ve, ậm ừ...Cũng tương tự khi ta dùng súng ngắn để bắn tỉa ở cự ly gần vậy.
Band Pass Filters và Notch Filters
Ngoài các dạng lọc trên ta còn thấy có thuật ngữ Band Pass Filters và Notch Filters. Band Pass Filters thường dùng để tăng (boost) các tần số. Nguyên lý làm việc cũng tương tự như Peak Filter dùng để lọc riêng ra tần số nào đó để tăng.
Notch Filters cũng tương tự như Band Pass Filter nhưng thường dùng để cắt hoặc giảm tần số.
Dạng Mixer kết hợp các bộ lọc.
Bây giờ ta đã hiểu rõ các bộ lọc trong EQ một cách cơ bản. Trên thực tế có nhiều dạng EQ mà ta sẽ dễ dạng bị nhầm lẫn. Dạng Shelving filters thường phổ thông hơn, nó chỉ có một nút vặn tần số cố định (fixed-Frequency) ta thường thấy ở các amply Hi-Fi gia dụng. Chẳng hạn nút chỉnh treble chỉ đơn thuần chỉnh high shelving filter, và nút chỉnh bass là low shelving filter. Dạng lọc này đơn giản và dễ dùng với người mới bắt đầu và ta cũng thường gặp nó ở các bàn mixer nhỏ chỉ có 2 băng tần chẳng hạn như Mackie 1604VLZpro mixer chỉ có 2 dải tần là 80Hz và 12kHz. Ở những mixer cao cấp hơn sẽ có nhiều băng hơn và có thêm nút chỉnh tần số cụ thể, chẳng hạn như Audient ASP8024 hay cao cấp hơn là những mixer của Neve and SSL có thể chọn shelving nhiều tần số.
Trong phần lớn các mixer tầm trung ta thấy ở tần số trung có hai nút vặn, một nút chỉnh tần số và một nút tăng hay giảm tín hiệu của tần số ấy. Đây là dạng peak filter.  Chẳng hạn mixer tôi đang sử dụng là Spirit Folio FX8, có 1 nút chỉnh treble (HF), một nút chỉnh bass (LF) đều là dạng shelving, nhưng phần chỉnh trung âm lại có 2 nút ở dạng peak filter để cắt hay tăng tần số trung âm cụ thể.
FX8

Khi sử dụng EQ là phần mềm trên máy tính ta sẽ có nhiều lựa chọn hơn, các dải tần và các dạng lọc cũng đầy đủ để ta chọn. Điều này ta chỉ có thể tìm thấy ở những mixer trong phòng thu cao cấp mà thôi.
Các loại EQ
Có nhiều loại EQ trên thị trường:
Cố định tần số (Fixed Frequency): Đây là loại Equalizer chỉ có một hay hai tần số cố định như đã nói ở trên trong các mixer loại thấp cấp. Nó chỉ cho ta tăng hay giảm một tần số cụ thể.
Graphic Equalizer: Đây là dạng equalizer nhiều tần số cố định. Mỗi tần số ứng với một càn gạt để ta điểu chỉnh tăng hay giảm từng tần số riêng rẽ. Graphic equaliser thường là dạng Peaking Filter.
Paragraphic Equalizer: Đây là dạng đặc biệt của Graphic Equaliser cho phép ta điều chỉnh tần số trung tâm trong mỗi băng tần. Một vài loại còn có thêm thông số Q hay băng thông của mỗi bộ lọc.
Parametric: Đây là dạng EQ có tần số trung tâm có thể biến đổi được trong phạm vi dải tần cho trước. Thông số Q vẫn có thể chỉnh được.
Para
Một số thuật ngữ về EQ
• ATTENUATE: Giảm mức độ tín hiệu.
• PEAKING FILTER: Bộ lọc để tăng tần số cụ thể.
• BAND: Băng. Bộ lọc đơn lẻ trong thiết bị EQ.
• BANDWIDTH: Chỉ số đo độ rộng của giải tần bị thay đổi bởi bộ lọc peaking filter.
• BOOST: Tăng mức độ tín hiệ bằng cách dùng bộ lọc.
• CENTRE FREQUENCY: Tần số mà bộ lọc peaking filter có hiệu lực tín hiệu cao nhất.
• CUT: Giảm đi hoặc cắt bỏ mức độ tín hiệu bằng các dùng bộ lọc. Ngược nghĩa với Boost.
• CUTOFF FREQUENCY: Tần số mà ở đó bộ lọc high-pass hay low-pass filter bị tắt dần 3dB tín hiệu.
• EQUALISER: Là thiết bị xử lý audio kết hợp các băng tần khác nhau để thay đổi ự cân bằng giữa các tần số của tín hiệu audio.
• FILTER: Bộ lọc. Một mạch điện biến đổi mức độ của một giải tần có giới hạn.
• FILTER SLOPE: Sự thay đổi tín hiệu của bộ lọc high-pass or low-pass filter trên một octave. Có thể gọi là độ dốc của bộ lọc.
• GAIN: Số lượng mà bộ lọc thay đổi một tín hiệu. Có thể là dương (tăng - boost) hay âm (Giảm - Cut)
• GRAPHIC EQUALISER: Là một equalisersử dụng nhiều bộ lọc cố định, mỗi bộ lọc có một cần gạt để chỉnh mức độ tín hiệu.
HIGH PASS FILTER: Lọc bỏ qua phần cao. Là một bộ lọc giảm dần tín hiệu của các tần số thấp hơn điểm ta chỉ định.
LOW PASS FILTER (LPF): Lọc bỏ qua phần trầm. Là một bộ lọc giảm dần tín hiệu của các tần số cao hơn điểm ta chỉ định.
• OCTAVE: Quãng tám. Là điểm nhân đôi tần số.
• PARAMETRIC EQUALISER: Là một equalizer mà có ít nhất một bộ lọc peaking (lọc tần số cụ thể), có nút chỉnh băng thông - bandwidth.
• Thông số Q: Là mức độ rộng của giải tần số, có hiệu lức khi dùng bộ lọc tần số cụ thể (peaking filter).
• RESONANCE: Sự cộng hưởng. Một thuật ngữ khác của thông số Q.
• SHELVING FILTER: Lọc đa tần. Một bộ lọc biến đổi mức độ của tất cả tín hiệu một phía nào đó bằng số lượng mà ta đặt.
• SWEPT FILTER: Bộ lọc cho phép ta khống chế tính cách hay đặc diểm của tần số.

Cách điều chỉnh Graphic Equalizer
Qua những bài post trước về âm thanh, các bạn có vẻ hơi nhàm chán vì chỉ là lý thuyết cơ bản. Nhân tiện có một số bạn yêu cầu, tôi xin spam một bài về thực hành trước khi tới bài tiếp về amplifier.
Equalizer (EQ) là một thiết bị âm thanh chính, chuyên dùng để điều chỉnh âm sắc. Phần tone trên các thiết bị pre-amp khác cũng là một dạng equalizer đơn giản. Thông dụng và pro hiện nay là EQ 2031 gồm có 2 x 31 bands cho mọi giải tần nghe được từ 20 đến 18 KHz. Thông thường là Graphic EQ, cao cấp hơn là loại Digital EQ (có thể giao tiếp với PC qua cổng COM).
Trước hết nói về các tính năng phụ của 1 Graphic EQ :
- Input, Output : Tất cả các thiết bị âm thanh pro đều dùng mức 0 dB làm chuẩn trong sự giao tiếp các thiết bị với nhau. Khi thiết bị trước EQ out ra ở mức 0 dB thì bạn cũng phải chỉnh input level sao cho đèn VU metter cũng ở mức 0 dB. Output level cũng vậy, 0 dB luôn. Như vậy, bạn đã set thiết bị EQ không khuyếch đại (in = out). Thông thường, nếu EQ của bạn đạt chuẩn, hai biến trở này nằm ở giữa, mức 0 dB.
- By pass : (cho qua) Khi nhấn nút này có nghĩa là bạn không sử dụng những sự điều chỉnh đã làm nữa. Nó sẽ nối mạch giữa input và output không đi qua tầng effect, nhưng pre-amp vẫn giữ nguyên.
- Lo-cut, Hi-cut : Tác dụng lọc âm thanh chỉ để lại những tần số có thể nghe được. Lo-cut bạn lọc hết những tần số từ 20,25 Hz trở xuống. Hi-cut lọc từ 18 KHz trở lên, nếu bạn không có loa Super high thì cắt luôn tới 15, 16 KHz, đằng nào cũng nghe không được thì nên bỏ luôn, khỏi tốn công suất của ampli cho giải tần này.
- Range : Tác dụng thay đổi biên độ effect. Từ ±12 dB sang ±15 dB. Khi bạn cần tấn công mạnh vào âm sắc mới sử dụng ±15 dB, bình thường set ở ±12 dB là được.
Sau khi bạn đã làm tất cả những tính năng trên, ta chuyển sang vấn đề chính : Điều chỉnh 31 biến trở cho 31 bands âm tần.
Trước hết, bạn hãy đưa 31 biến trở về vị trí flat tức là ở 0 dB. Khởi động tất cả thiết bị bạn đang có, cho đĩa CD mà bạn nghe quen và thích nhất vào Player. Nên tìm CD nào về hòa âm, nhiều loại nhạc cụ, sẽ có nhiều giải tần hơn để xử lý.
Nói thêm, trước đó bạn phải có một quá trình định dạng thẩm âm nghe nhạc (luyện tai). Bạn hãy tìm mốc của âm thanh hay bằng cách nghe nhiều và tìm hiểu tất cả về những voice mà bạn có thể cảm nhận được trong những bài nhạc hay. Phần luyện tai này là phần khó nhất trong cuộc đời của một Sound man. Có người thành công là do năng khiếu trời cho họ có hai lỗ tai tuyệt hảo, nhưng phần lớn là do tập luyện thật nhiều. Nghe nhiều, tập tìm tòi, phân tích âm thanh là phương pháp bắt buộc của người điều chỉnh âm thanh tốt. Nếu không có điều kiện nghe những giàn AT thật tốt, tôi hướng dẫn các bạn một cách tập dễ dàng, đơn giản, đốt giai đoạn hơn (chỉ là một cách, dĩ nhiên về sau bạn cũng phải tập nhiều phương pháp khác) : Bạn hãy tìm mượn, mua tùy túi tiền của bạn, một Headphone loại cao cấp, khoảng vài trăm USD/cái như AKG, Pioneer v.v.về tập nghe. (Quá trình luyện tai này từ vài tháng đến vài năm là do bạn) Như đã nói trên, bạm cắm head phone vào Mixer hay trực tiếp vào Player không qua chỉnh sửa âm sắc. Đĩa CD nào cũng vậy, từ phòng thu (studio) ra, họ đều điều chỉnh, mông má âm thanh thật tốt rồi, khó làm hay hơn được nữa. Bạn nghe một số CD trước đã, thật nhuần nhuyễn những âm thanh trong đó rồi hãy chỉnh sửa thiết bị của mình sau.
Sau khi giàn âm thanh của bạn đã được khởi động, bây giờ bạn hãy điều chỉnh cho loa của bạn ra âm thanh giống hệt khi bạn nghe qua head phone. Gạt lên, xuống từng band một khi nghe vừa ngưỡng là được, band nào chưa thẩm định được thì bỏ qua, sang band khác, đến khi hết thì trở lại rà vài lần.
Đến đây, hãy coi lại xem biểu đồ đường biểu diễn của 31 bands bạn vừa chỉnh sửa tạo thành hình gì? Thông thường, với các bạn mới vào nghề, còn nhát tay, nên đa số sẽ làm thành một hình mà tôi gọi là hình cánh chim bay (xem hình vẽ dưới).
Quên đi ! Bạn đã phí phạm tính năng của EQ pro rồi. Với một “Tone” đơn giản 3 effect tôi cũng làm được như trên, bằng cách nâng bass, treble, giảm mid, phải không bạn? EQ là để bù đắp những khuyết điểm của tín hiệu AT khi qua amplifier phát ra loa nghe không còn giữ được nguyên bản. Không có ampli nào khuếch đại được hết cả các giải tần, có chỗ thiếu, chỗ dư. Loa thì nhiều âm sắc không ra được, sinh ra tiếng bể, chưa kể thùng và màng loa cộng hưởng sinh ra nhiều âm thanh lạ. Bạn hãy nghe rõ từng khuyết điểm khác biệt, mò dần từng band tới chỗ tần số đó nâng hay cắt thật dứt khoát. Với EQ 31 bands, nếu có vài band bạn nâng, cắt tới ±15 dB cũng không ảnh hưởng gì tới tổng thể bài nhạc đâu. Cũng chưa chắc hết được những khuyết điểm, vì phải cắt bớt một số giải tần, nhưng chủ yếu sẽ được một AT sạch sẽ trong trẻo hơn so với trước.
Đến đây, bạn check lại lại những thao tác bạn vừa làm bằng cách nhấn bypass, so sánh thử với lúc đầu tiên có hay hơn không (cũng có khi dở hơn!!). Thử lập đi lập lại nhiều lần, sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xử lý âm thanh.
Chuyên nghiệp hơn, bạn sử dụng thêm 1 EQ digital làm nhiệm vụ chỉnh sửa theo hệ thống ampli và loa bạn có. Vì giao tiếp với PC được nên nó cho phép đa dạng hơn, nhiều chức năng hơn nên tên gọi bao quát hơn : quản lý loa (speaker management). Thông dụng của loại này là XTA DSP 226, Behringer DCX 2496 v.v. Chất lượng EQ digital tùy thuộc vào 2 chip biến đổi AD và DA (analog, digital) còn phần mềm thì tương đối giống nhau.
Khi đó bạn giữ EQ graphic sử dụng trong tình huống cấp thời, vì thao tác sẽ nhanh hơn EQ digital. Thí dụ trong live show chống tiếng hú (feed back) chẳng hạn, nghe peak ở giải tần nào thì cắt thẳng tay sẽ giảm được phần lớn khuyết điểm này. Cắt hoặc nâng cấp thời trong show đang diễn những tình huống như giàn nhạc cụ rò rè, những voice phát sinh do cộng hưởng AT v.v tùy bạn xử lý.
Dưới đây là biểu đồ demo cách xử lý AT của didital EQ phần input model XTA DSP 226 :
Trong khuôn khổ của một bài viết, tôi không thể nói ra hết những gì mình muốn trình bày. Mong sao qua bài này, các bạn có thêm một ít kiến thức về EQ. Quan trọng nhất vẫn là hai tai thẩm định AT của bạn. Đến khi nào mà bạn nghe được một voice bất kỳ, không cần thử, bạn có thể biết chắc chắn được nó nằm ở giải tần nào của 31 bands EQ là bạn có thể thành Sound man khá rồi đấy. Chúc các bạn sớm thành công.

Equalizer có cần hay không?
Nói về EQ, phải nói đến những hệ thống dàn thớt rời của những năm 80, khi đó một hệ thống thường không thể thiếu được EQ. Ớ đó dễ dàng nhận thấy những thanh “band” được chỉnh theo hình chữ V rất chuẩn mực, nhà nào cũng như nhà nào.
        Đó là thời của những củ loa màng giấy khô cứng theo thời gian, những loa tép lụa nhẹ nhàng được gắn với chiếc amply bóng đèn lung linh với những âm thanh trữ tình tỉ tê về đời chiến tranh. Khi đó EQ được đơn giản thường chỉ gồm nút chỉnh bass tép tùy theo ý thích của mỗi người, EQ tồn tại như để hỗ trợ bổ sung cho người nghe với những bộ loa khác nhau.
HƯỚNG DẤN SỬ DỤNG MIXER


PHẦN ĐIỀU KHIỂN CHÍNH
Gain
Gain được dùng để tăng hoặc giảm độ lớn ngõ vào của các loại nhạc cụ hay micro.
Để chỉnh gain, bạn chỉ cần nhấn nút PFL ( Pre Fader Level) tại kênh đó xuống, hãy yêu cầu ca sĩ hay nhạc công chơi nhạc cụ ở mức lớn nhất. Bạn hãy chú ý dàn đèn Led bên phải, nếu nó sáng ở mức 0 dB là được.



Lo cut
Điều chỉnh tần số tại kênh để cắt bỏ tín hiệu dưới tần số mà núm chỉnh này xác định. Thay đổi từ vị trí OFF (không loại bỏ tần số nào) đến cao nhất là cắt tất cả tần số 300Hz trở xuống.

Hi EQ
Thường gọi là Treble, âm thanh cao. Bạn có thể tăng 15dB hoặc giảm 15dB cho tần số trung tâm của High 12 KHz.

Mid EQ
Điều chỉnh lượng tăng, giảm tiếng trung ở +/- 15dB. tần số cắt giảm được ấn định bởi nút chỉnh tần số trung (Mid Frequency) ở giãi tần số từ 100 Hz – 5kHz.

Mid Freq
Xác định tần số cho tiếng trung có thể điều chỉnh tần số từ 100Hz đến 5Hz.

Low EQ
Điều chỉnh tiếng trầm Bass. Bạn có thể tăng, giảm 15dB ở tần số trung tâm 75 Hz.

Cảnh báo : Nếu bạn nâng những tần số thấp này lên quá nhiều sẽ là nguyên nhân làm cho công suất bị quá tải và có thể dẫn đến hư loa

Mon send
Đây là nút để thay đổi độ lớn tín hiệu của kênh này để đưa tới ngõ ra Monitor. Tín hiệu này không phụ thuộc vào Fader chỉnh độ lớn của kênh, nhưng bị EQ của kênh tác động

EFX send
Đây là nút để thay đổi độ lớn tín hiệu của kênh này để đưa tới bộ trộn effect. Tín hiệu effect phụ thuộc vào Fader chỉnh độ lớn của kênh

AUX Send
Điều chỉnh mức tín hiệu (tìn hiệu trước khi chỉnh EQ và không phụ thuộc vào mức của fader) của kênh đó được gởi tới ngõ ra AUX tương ứng.
Tín hiệu có thể được điều chỉnh từ nhỏ nhất (-∞) cho đến +10dB. Mức ra chuẩn là ở vị trí giữa.
Tín hiệu này cũng có thể được dùng để sử dụng tới hệ thống Monitor sân khấu, hay một thiết bị khác.

Pan ( balance)
Nếu chỉnh về bên trái thì tín hiệu ở kênh này sẽ tới kênh trái nhiều hơn. Ngược lại, chỉnh về bên phải sẽ nghe tín hiệu của kênh này tại loa phải nhiều hơn. Thông thường được chỉnh ở vị trí 12 giờ.

Công tắc Mute
Công tắc Mute là cách nhanh nhất loại bỏ ngay lập tức tín hiệu của kênh tới Main mix, bộ effect và cả ngõ ra monitor mà không làm xáo trộn các phần điều khiển khác

Đèn báo Clip/Mute
Đèn MUTE - CLIP nhấp nháy khi mức độ tín hiệu ở mức +19dBu báo hiệu còn 2 dB nữa la tín hiệu ở sẽ quá tải. Lúc này bạn nên giảm Gain hay EQ xuống.

Đèn báo tín hiệu
Đèn báo tín hiệu sẽ sáng khi độ lớn tín hiệu của kênh đạt khoảng chừng -20dBu. Đèn này không những dùng để báo cho biết kênh này đang hoạt động , mà còn dùng như là một đồng hồ đo mức nữa

Fader
Fader của kênh dùng dể điều khiển tín hiệu ngõ ra của kênh và kiểm soát tín hiệu tới kênh trái, phải của Main mix và cả tín hiệu tới hệ thống effect. Điều kiện tốt nhất nên để Fader ở vị trí 0.

Tape in/out
Ngõ vào Tape được thiết kế thích hợp với mức của ngõ ra máy ghi âm, CD hay Soundcard của máy vi tính. Mức của ngõ ra là +4dBu dùng để nối với một thiết bị ghi âm hay ngõ vào sound card. Ngõ vào tape này được sử dụng như một ngõ vào stereo bằng cách nhấn công tắc Tape to Main Mix

Nút chọn EFX
Đây là một công tắc xoay có thể chọn 1 chương trình effect. Xin xem bảng chi tiết trong MANUAL để được giải thích rõ ràng hơn.

Nút chỉnh EFX time
Dùng để chỉnh thời gian của các chương trình Reverb hay delay.
Đèn xanh báo tín hiệu và đèn đỏ báo Clip (méo)
Đèn xanh báo tín hiệu và đèn đỏ báo Clip được dùng để xác định mức ngõ vào của bộ xử lý effect. Mức tín hiệu tới bộ sử lý effect bị tác động bởi fader, effect send của kênh và nút Effect send chính điều khiển. Bắt đầu bằng việc chỉnh Efx send chính ở mức 0 (vị trí 12 giờ) và điều chỉnh Efx send ở mỗi kênh sao cho đèn báo tín hiệu sáng và đèn báo Clip thỉnh thoảng nhấp nháy là được. Khi đèn Clip sáng là chỉ còn 6dB nữa là méo !
Nhấn công tắc EFX Defeat xuống sẽ loại bỏ effect và đèn báo Clip đỏ sẽ sáng.

EFX send
Đây là nút điều khiển mức của ngõ ra Efx send. Mức tín hiệu tại Jk Efx send và ngõ vào của bộ xử lý effect bị điều soát bởi fader, nút Efx send trên từng kênh và bởi nút này.

EFX Return
Khi tín hiệu ngõ vào đã được xác định sử dụng Efx return để điều khiển tín hiệu ngõ ra bộ xử lý effect vào ngõ ra phải, trái của Main mix.

Mon send Master
Đây là nút điều khiển mức của ngõ ra monitor. Mức tín hiệu tại Jk Monitor send bị điều soát bởi nút mon send trên từng kênh và bởi nút Monitor send master.

Headphone level
Điều chỉnh mức độ lớn của tín hiệu đến Headphone.
Đèn báo PFL và cơng tắc nhấn PFL:
Khi không có nút PFL nào nhấn xuống, thì tín hiệu tại Headphone là tín hiệu của hai kênh Left và Right Master, đèn báo PFL Active tắt.
Đèn báo PFL Active nhấp nháy khi 1 công tắc PFL của kênh nào đó được nhấn xuống, đồng thời tín hiệu nghe được tại Headphone cũng chính là tín hiệu của kênh đó.

Cần gạt monitor
Điều chỉnh độ lớn tín hiệu Monitor được gởi tới ngõ ra Monitor

Nguồn Phantom
Cung cấp +48 Vol cho Micro cần nó (Micro Condenser)

Đèn báo nguồn Phantom
Đèn báo này sáng khi công tắc nguồn Phantom ấn nhấn xuống
Chú ý: Khi sử dụng nguồn Phantom, không sử dụng micro điện dung (dynamic) không cân bằng hoặc thiết bị khác nối vào ngo õXLR(canon).

Pad
Khi nhấn nút này xuống tín hiệu ngõ vào của kênh này sẽ giảm 20 dB.

Polarity
Khi bạn nhấn nút này, có tác dụng đảo cực.
Nếu sử dụng jk canon: Chân 2 là dương (+) sẽ đổi thành (-), và chân 3 là (-) sẽ đổi thành (+).

Tape to CTRL/HP
Nhấn công tắc này xuống để đưa tín hiệu tại ngõ Tape vào ngõ Control room và Headphone.

Tape to Mix
Nhấn công tắc này xuống để đưa tín hiệu từ ngõ vào Tape(13) vào ngõ ra chính(39).

Công tắc nhấn Contour
Nhấn nút này xuống để làm tăng thêm hiệu quả cho tín hiệu bằng cách cộng thêm vào cả những âm trầm và âm cao. Hiệu quả đặc biệt này rất thích hợp cho những âm thanh có âm lượng nhỏ hoặc cho tín hiệu máy ghi âm/CD.

Công tắc PLF / đèn báo PFL
Nhấn nút PLF để kiểm tra tín hiệu vào và chuyển tới Headphone. Bình thường đèn Signal – PFl (vàng) sẽ báo có tín hiệu trong kênh ở mức -20dB hay lớn hơn. Nhưng nếu nhấn nút PFL, đèn sẽ sáng liên tục cho biết rằng tín hiệu ở Headphone là PFL.



Công tắc AFL / đèn báo AFL - Clip
Khi bạn nhấn nút này thì tín hiệu được gởi đến Headphone và đèn AFL sẽ sáng. Đèn led sáng báo tín hiệu được chọn. (khi có tín hiệu vào thì đèn Led sẽ sáng)

Left, right, Bus Assiggn Switches
Những nút này để chọn tín hiệu của bộ trộn Group được gởi tới đâu.

AFL switch / Signal-AFL LED
Nhấn nút này để đưa trực tiếp tín hiệu sau khi chỉnh sửa Group tương ứng đến đường ra của Headphone.

Group fader
Xác định tín hiệu Group tương ứng được đưa đến đường ra nhiều hay ít. Mức ấn định tốt nhất là ở vị trí 0dB.

To AUX1 & To AUX 2 control
Xác định mức độ tín hiệu được đưa đến ngõ AUX tương ứng.
Chú ý không dùng ngõ AUX 1& 2 cho các thếit bị như Echo, Reverb,… vì khi nó được gửi lại bộ trộn AUX, sẽ tạo ra tiếng hú.

EFX level control
Xác định mức độ tín hiệu EFX được gửi tới ngõ ra tương ứng.

½, ¾ Bus Assign Switches
Những nút này quyết định tín hiệu (sau khi đã chỉnh EQ và độ lớn phụ thuộc vào Fader) của kênh này đước gửi tới đâu. (Group 1 – 4)

½, ¾, L/R Bus Assign Switches
Những nút này quyết định tín hiệu return tương ứng nằm ở đâu.

Mute Switch / Mute – Clip Led
Nút Mute ngắt tạm thời tất cả các đường ra từ Return. Khi nhấn nút thì đèn báo sẽ sáng.

AFL/Signal- AFL Led
Nhấn nút này sẽ đưa trực tiếp tín hiệu khi chỉnh sửa của
Group tương ứng đến đường ra của Headphone.

Effects 2 patch switch
Khi nhấn nút này thì Effect2 sẽ được sử dụng làm return 2 hoặc sẽ được gửi trực tiếp đến đường vào của từng kênh hoặc từng group (sử dụng Jk TRS (stereo): đỉnh (tip-send) để gửi, vòng (ring = return) là trở về, còn lại là Mass.

Media in level control
Nút này điều chỉnh độ lớn ngõ vào sử dụng jk RCA (búp sen) và được gửi tới L/R khi nhấn chọn.

Media in L/R switch
Nút nhấn chọn L/R ở ngõ vào Media sử dụng Jk búp sen.

Record Out Control
Điều chỉnh độ lớn ngõ ra (thu) sử dụng jk búp sen.

Headphone Output Jk
Cắm headphone vào jk TRS này. Tín hiệu ở Headphone luôn là tín hiệu Left/Right, mỗi khi nút PFL/AFL của kênh nào đó được kích hoạt thì tín hiệu của kênh đó sẽ được gửi đến Headphone.

L/R – Media Switch
Nút nhấn chọn tín hiệu ra headphone ở đường vào Media

Master Level Faders
Dùng để điều khiển mức tín hiệu tại ngõ ra trái/phải chính. Kết quả tốt nhất khi fader được điều khiển nằm gần điểm 0

Led meters
Ngõ ra trái/phải chính được hiển thị bởi hai dãy đèn báo gồm 8 đoạn. Chúng có thể hiển thị tín hiệu có độ lớn từ -30dB cho đến +19dB. Mức 0dB trên hai dãy đèn tương ứng với +4dB tại ngõ ra.

Đèn báo Power
Đèn báo cho biết thiết bị đã được cung cấp nguồn AC, công tắc Power ở vị trí on và thiết bị đã sẵn sàng hoạt động.

Lamp 12Vdc (24 FX và 32FX)
Jk cắm đèn 12Vdc. Chỉ có ở những mixer chuyên nghiệp.

Mặt trên của thiết bị
Ngõ vào Mic XLR
Ngõ vào XLR (canon) dùng cho micro hay các nguồn âm thanh có trở kháng thấp khác.
Ngõ vào Line jk ¼’ (6.3mm)
Ngõ vào line bạn dùng jk 6 ly với ngõ này bạn có thể cắm micro hay nhạc cụ. Ngõ vào line và mic bạn không dùng đồng thời.

Insert
Ngõ này cho phép bạn nối Mixer với các thiết bị ngoại vi bởi jk 6 ly. Với các thiết bị effect bạn có thể nối chúng vào ngõ này
Ngõ vào Stereo jk ¼’ (6.3mm)
Ngõ vào unbalance sử dụng jk 6.3mm làm việc ngõ vào Stereo khi sử dụng cả hai jk hoặc như một ngõ mono nếu chỉ cắm vào ngõ vào Left/mono.
Ngõ vào RCA jk bông sen
Ngõ vào làm việc như ngõ vào Stereo.

Công tắc A/B
Công tắc chọn A/B trên Mixer cho phép bạn chọn lựa giữa hai nguồn âm thanh stereo để nối tới ngõ vào stereo.

Group Inserts
Ngõ này cho phép bạn chèn một bộ xử lý tín hiệu để đưa ra ngõ group.

Group Outputs
Ngõ ra group dùng jk stereo để đưa tín hiệu group ra ngõ này

Mon Send
Ngõ ra này là 1 jk 6.3mm trên phần ngõ ra chính. Có thể lấy tín hiệu ra là balance hay unbalance. Tín hiệu tại ngõ ra này được quyết định bởi các núm chỉnh Mon send trên mỗi kênh và Mon send chính.

Efx Send
Ngõ ra này là 1 jk 6.3mm trên phần ngõ ra chính. Có thể lấy tín hiệu ra là balance hay unbalance. Tín hiệu tại ngõ ra này được quyết định bởi các núm chỉnh Efx send trên mỗi kênh và Efx send chính.

Ngõ ra Control room
Ngõ ra này là 2 jk 6.3mm trên phần ngõ ra chính. Có thể lấy tín hiệu ra là balance hay unbalance. Tín hiệu tại ngõ ra control room này được chỉnh bằng nút headphone

Ngõ ra Left/right
Là ngõ ra chính của mixer, tại ngõ ra này bạn cho tín hiệu ra dàn âm thanh chính của bạn. Mức độ tín hiệu ở ngõ ra này được điều chỉnh bởi Master level faders. Cả 2 ngõ ra này có thể được dùng cùng một lúc.

AUX Outputs
Những AUX Outputs có ¼” TRS jk cân bằng và cung cấp tín hiệu từ Auxiliary Outputs. Bộ điều khiển AUX Level điều chỉnh mức độ ngõ ra.

Ngõ ra Headphone
Ngõ ra này là 1 jk 6ly. Thông thường tín hiệu trong headphone là tín hiệu trái/phải. Nếu công tắc Tape to control room bị nhấn xuống, thì tất nhiên tín hiệu của ngõ tape sẽ được cộng vào để có thể kiểm tra tại headphone.

Effects 2 Patch Jk
Sử dụng Jk TRS (6ly stereo) để patch (chuyển) tín hiệu Effect 2 đến một đường vào hay đường group insert hay một thiết bị khác.

EFX 2 Return Jks
Ngõ này để lấy tín hiệu xử lý bên ngoài vào Effect 2.

Media in jks
Ngõ vào sử dụng jk búp sen.

Record Output jks
Ngõ ra để ghi lại những tín hiệu dang phát, sử dụng jk búp sen.


USB Memory conect tor
Sử dụng để thu và phát tín hiệu bằng USB (sử dụng dạng đuôi Mp3,..)

USB Computer Conector
Sử dụng ngõ này để kết nối với máy tính.

Công tắc nguồn
Nhấn nút này để cung cấp điện năng cho máy. Nhấn công tắc nguồn về vị trí On để cung cấp nguồn điện cho thiết bị.

Ổ cắm nguồn
Đây là ổ cắm nguồn cung cấp nguồn điện AC cho thiết bị. Nối nó với một liên kết và dây mát. Thiết bị có thể bị hư nếu dùng điện thế không phù hợp.


QUI TRÌNH CHỈNH MIXER

Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn QUAN TRỌNG nhất
Chúng ta phải cân chỉnh hệ thống ( bao gồm equalizer, crossover, compressor, limiter, power…) sao cho hoàn hảo trưóc, rồi mới cân chỉnh mixer.

Qui trình :
I/ CẮM DÂY VÀ CHUẨN BỊ
1. Hãy cắm các micro và các nhạc cụ theo thứ tự thích hợp nhất đối với từng người. Nhưng chú ý các micro nên ở một nhóm, và nhạc cụ ở một nhóm.

2.Toàn bộ micro cắm vào jack XLR. Nếu micro là loại dynamic, đừng mở PHANTOM power. Nhưng nếu micro là loại condenser, bạn PHẢI mở PHANTOM power và cắm vào ngõ XLR mới hoạt động được.

3.Nhạc cụ cắm vào jack 6 ly.

4.Nối Send Effect của MICER vô INPUT của Effect, và OUTPUT của Effect vô Return của mixer.

5.Nối L/R master vô Equalizer.

6.Nối Aux out 1 - 2 vô hệ thống ampli-loa kiểm tra.

7.Nếu mixer của bạn có Subgroup, bạn hãy chia chúng theo theo từng nhóm (vd : Ca là nhóm 1,2; nhạc cụ là nhóm 3,4; Trống thùng là nhóm 5,6…)

8.Chỉnh toàn bộ Gain (trim) về vị trí nhỏ nhất (tối đa bên trái), kéo toàn bộ các fader volume ở mức nhỏ nhất

9.Đưa Equalizer của từng đường (Hi, Mid, Lo) về 0 (vị trí ngay giữa).

10.Vặn Aux, Effect, Monitor ….về vị trí nhỏ nhất

11.Chỉnh Pan của các kênh ngay giữa. Nếu bạn cắm stereo vào 2 kênh, chỉnh pan kênh 1 sang tận cùng bên trái, chỉnh pan kênh 2 sang tận cùng bên phải.

II/ CHỈNH GAIN VÀ VOLUME
1.Đưa Master LR lên 0dB, và Subgroup lên -3 dB.

2.Bạn yêu cầu từng ca sĩ, từng nhạc cụ LẦN LƯỢT thử theo thứ tự. ĐỪNG bao giờ thử chung toàn bộ ca sĩ – dàn nhạc khi bạn chưa hoàn thành giai đoạn này.

3.Trong quá trình thử, bạn theo các bước sau :
a/ Đẩy Fader lên - 6 dB
b/ Yêu cầu ca sĩ / nhạc công thử mức trung bình và mức lớn nhất
c/ Tăng Gain lên từ từ cho đến khi nào đèn Clip bắt đầu báo đỏ. Lúc này bạn giảm xuống một ít là vừa, ngay cả khi lúc âm thanh lớn nhất cũng không được báo đỏ. Nếu Mixer có nút PFL thì thật là tuyệt : bạn nhấn nút này xuống, Yêu cầu ca sĩ/nhạc công thử âm thanh ở các mức trung bình và lớn nhất, kế đến bạn tăng gain cho đến khi nào 2 cột đèn LR báo đến 0dB (đối với mức lớn nhất) thì bạn dừng lại.
Phải luôn nhớ rằng:
Trong bất kỳ tình huống nào, đèn đỏ báo Clip cũng KHÔNG BAO GIỜ được sáng đỏ.
Gain là định lượng mức vào, chứ không phải là nơi chỉnh to nhỏ. Vì vậy sau khi chỉnh Gain xong, đừng *****ng đến nó nữa (trừ trường hợp ban nhạc thay đổi volume của họ)
Nếu muốn chỉnh to nhỏ, Volume là nơi bạn cần phải chỉnh và luôn nhớ đến qui tắc Db
Nút PAD: Nếu tín hiệu sau khi đã giảm hết gain mà vẫn còn báo đỏ, nhấn nút PAD xuống, ngay lập tức, tín hiệu sẽ bị giảm 20 dB.

III/ CHỈNH CHẤT TIẾNG
Việc quan trọng nhất, lắng nghe âm thanh bị dư hay thiếu cái gì,
Sau khi đã xác định đuợc chính xác vấn đề, bạn mới bắt đầu chỉnh
Vị trí 0dB: Không có tác dụng, Vặn qua phải, tăng. Vặn sang trái, giảm
1. LO : Thường cố định ở tần số 80Hz hay 100Hz : Tăng/giảm âm trầm. Giúp âm thanh có “lực”, ấm, đầy đặn nhưng nếu qúa sẽ làm âm thanh tối, nghe không rõ, bị ù.
2. MID : Thường cố định ở tần số 800 Hz, 1kHz hoặc 2 kHz. Tăng/giảm âm trung. Giúp âm thanh nghe rõ ràng, trung thực nhưng nếu tăng qúa sẽ làm âm thanh chói, bọng…Nếu giảm qúa sẽ làm âm thanh mờ, không nghe rõ từng chi tiết.
Bạn nên nhớ rằng hầu hết các giọng ca và nhạc cụ đều có tần số từ 200Hz đến 2kHz. (tham khảo bảng tần số của các âm thanh)

3. HI : Thường cố định ở tần số 8kHz hay 12kHz
Tăng / giảm âm cao. Các chữ có “s, x, gi, tr, ch”, các nhạc cụ hihat, cymbal đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi nút này. Nút HI giúp bạn có thể phân biệt được rõ ràng Sanh – Xanh – Tranh – Gianh – Chanh…, nghe ngọt lỗ tai, đuôi của tiếng Verb, Echo nghe rất đã, nhưng nếu đưa lên qúa, sẽ dễ gây ra hú và đứt treble.



4. MID FREQUENCY
Đối với những ai chưa có kinh nghiệm chỉnh âm thanh, Mixer có 3 tone là chọn lựa thích hợp nhất. Chỉ khi nào bạn thật sự hiểu rõ tính chất của từng tần số, bạn hãy chọn EQ có thêm phần Frequency.
Frequency (Freq): thường là Mid Freq, nút này cho phép bạn thay đổi tần số của phần Mid (tiếng trung) từ 200Hz đến 5kHz.
Nút này sẽ hoàn toàn không có tác dụng nếu bạn để nút Mid ở ngay giữa (0dB)
Nếu bạn tăng nút Mid lên 6 dB, có nghĩa bạn đã tăng tần số được xác định bởi nút Mid Freq lên 6dB. Và ngược lại.
Ví dụ : bạn để nút Mid Freq ở tần số 250 Hz, sau đó bạn giảm nút Mid xuống 3 dB, điều đó có nghĩa là bạn đã giảm 3 dB ở khoảng tần số 250 Hz.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm để chỉnh Mid Freq, hãy thử dùng cách này: đưa Mid lên +9dB, sau đó xoay dần nút Mid Freq từ trái sang phải từ từ, lắng nghe để tìm tần số nghe TỆ nhất (bạn phải làm đi làm lại nhiều lần). Sau đó, chỉ việc dùng nút Mid để cắt bớt tần số đó.

Chú ý
Luôn cố gắng bớt chứ đừng tăng. Ví dụ bạn cảm thấy âm thanh hơi tối, thay vì nâng treble, hãy thử giảm bass xem, còn nếu sáng quá, tiếng mỏng, thay vì tăng bass, giảm treble thử xem.

IV/ CHỈNH LOA KIỂM TRA
Sau khi bạn đã hài lòng với độ lớn âm thanh, chất tiếng (EQ), bây giờ là lúc bạn chỉnh loa kiểm tra (Monitor) cho chính nhạc công đó.
Yêu cầu nhạc công tiếp tục thử, tăng nút Aux (mà bạn dùng để nối với hệ thống amp + loa kiểm tra) đến khi nào nhạc công cảm thấy hài lòng. Chú ý, Aux để kết nối Monitor nên là Aux
Pre, để âm lượng sẽ không bị ảnh hưởng lên xuống khi bạn đẩy cần volume. Bạn đừng bao giờ *****ng vào nút Aux này nữa, trừ khi chính nhạc công đó yêu cầu. (nếu không bạn sẽ bị ăn búa !)

IV/ CHỈNH EFFECT
Tất cả mọi thứ đã OK, nếu là nhạc cụ, chắc bạn không cần thêm effect vào (ngoại trừ trống hoặc nhạc cụ thùng như guitar thùng, violin, kèn…)
Bây giờ bạn hãy cho Effect vào
1. Chỉnh Effect Send ở master lên 0 dB, Effect Return ở master lên 0 dB.
2. Đưa effect của kênh lên từ từ cho đến khi bạn hài lòng.
Chú ý
Đèn input của effect chỉ được phép xanh. KHÔNG được đỏ trong bất kỳ tình huống nào.
Effect chỉ được phép nhỏ hơn tiếng thật (tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp nghe gần bằng cũng đã là qúa nhiều)
Sau khi hoàn thành 1 kênh, tiếp tục kênh tiếp theo…
Sau khi đã thử từng kênh, bạn hãy yêu cầu ban nhạc chơi một vài bài. Bạn hãy điều chỉnh lại các giọng ca và các nhạc cụ sao cho hài hoà hơn nữa (bạn hãy dùng fader mà điều chỉnh to nhỏ, đừng nên chỉnh lại các nút gain nếu không cần thiết)
Ngoài ra, chú ý những điểm sau đây :
- Các fader của từng kênh luôn nhỏ hơn Subgroup, và Subgroup luôn nhỏ hơn Master. Nếu các bạn làm ngược lại, các bạn sẽ mất headroom.
- Luôn theo dõi hai cột đèn LR, đừng để cho chúng vượt quá 0dB (để khi ban nhạc bất ngờ đánh lớn hơn bình thường , thì ta vẫn còn khoản headroom dự trữ).
- Lúc nhạc cụ hay giọng ca nào solo chính, ta hãy đưa phần đó lên; còn nếu không thì lại giảm xuống.
- Lúc Micro không sử dụng, lập tức nhấn MUTE để tránh hú.
- Bạn luôn phải nhớ:
• Tăng / giảm 3dB là tăng / giảm độ lớn âm thanh một CHÚT
• Tăng / giảm 6dB là tăng / giảm độ lớn âm thanh mà ta có thể nhận biết rõ ràng.
• Tăng / giảm 10 dB là tăng / giảm độ lớn âm thanh GẤP ĐÔI / MỘT NỬA
- Bạn đừng cố gắng bắt hệ thống âm thanh của mình chịu đựng qúa sức khả năng của nó, nếu không thì bạn phải trả giá rất đắt cho một buổi biểu diễn không thành công và một ngày hôm sau đen tối.



































HƯỚNG DN S DNG MIXER CFX MACKIE
PHN ĐIU KHIN CHÍNH
Gain
Gain được dùng để tăng hoặc giảm độ lớn ngõ vào của các loại nhạc cụ hay micro.
Để chỉnh gain, bạn chỉ cần nhấn nút PFL ( Pre Fader Level) tại kênh đó xuống, hãy yêu cầu ca sĩ hay nhạc công chơi nhạc cụ ở mức lớn nhất. Bạn hãy chú ý dàn đèn Led bên phải, nếu nó sáng ở mức 0 dB là được.

Lo cut
Điều chỉnh tần số tại kênh để cắt bỏ tín hiệu dưới tần số mà núm chỉnh này xác định. Thay đổi từ vị trí OFF (không loại bỏ tần số nào) đến cao nhất là cắt tất cả tần số 300Hz trở xuống.

Hi EQ
Thường gọi là Treble, âm thanh cao. Bạn có thể tăng 15dB hoặc giảm 15dB cho tần số trung tâm của High 12 KHz.

Mid EQ
Điều chỉnh lượng tăng, giảm tiếng trung ở +/- 15dB. tần số cắt giảm được ấn định bởi nút chỉnh tần số trung (Mid Frequency) ở giãi tần số từ 100 Hz – 5kHz.

Mid Low
Xác định tần số cho tiếng trung có thể điều chỉnh tần số từ  100Hz đến 5Hz.

Low EQ
Điều chỉnh tiếng trầm Bass. Bạn có thể tăng, giảm 15dB ở tần số trung tâm 75 Hz.

Cảnh báo : Nếu bạn nâng những tần số thấp này lên quá nhiều sẽ là nguyên nhân làm cho công suất bị quá tải và có thể dẫn đến hư loa

AUX Send
Điều chỉnh mức tín hiệu (tìn hiệu trước khi chỉnh EQ và không phụ thuộc vào mức của fader) của kênh đó được gởi tới ngõ ra AUX tương ứng.
Tín hiệu có thể được điều chỉnh từ nhỏ nhất (-∞) cho đến +10dB. Mức ra chuẩn là ở vị trí giữa.
Tín hiệu này cũng có thể được dùng để sử dụng tới hệ thống Monitor sân khấu, hay một thiết bị khác.

Pan ( balance)
Nếu chỉnh về bên trái thì tín hiệu ở kênh này sẽ tới kênh trái nhiều hơn. Ngược lại, chỉnh về bên phải sẽ nghe tín hiệu của kênh này tại loa phải nhiều hơn. Thông thường được chỉnh ở vị trí 12 giờ.
           
Công tắc Mute
Công tắc Mute là cách nhanh nhất loại bỏ ngay lập tức tín hiệu của kênh tới Main mix, bộ effect và cả ngõ ra monitor mà không làm xáo trộn các phần điều khiển khác

Đèn báo Clip/Mute
Đèn MUTE - CLIP nhấp nháy khi mức độ tín hiệu ở mức +19dBu báo hiệu còn 2 dB nữa la tín hiệu ở sẽ quá tải. Lúc này bạn nên giảm Gain hay EQ xuống.
       
  Đèn báo tín hiệu
Đèn báo tín hiệu sẽ sáng khi độ lớn tín hiệu của kênh đạt khoảng chừng -20dBu. Đèn này không những dùng để báo cho biết kênh này đang hoạt động , mà còn dùng như là một đồng hồ đo mức nữa
           
Fader
Fader của kênh dùng dể điều khiển tín hiệu ngõ ra của kênh và kiểm soát tín hiệu tới kênh trái, phải của Main mix và cả tín hiệu tới hệ thống effect. Điều kiện tốt nhất nên để Fader ở vị trí 0.


Tape in/out
Ngõ vào Tape được thiết kế thích hợp với mức của ngõ ra máy ghi âm, CD hay Soundcard của máy vi tính. Mức của ngõ ra là +4dBu dùng để nối với một thiết bị ghi âm hay ngõ vào sound card. Ngõ vào tape này được sử dụng như một ngõ vào stereo bằng cách nhấn công tắc Tape to Main Mix

Đèn xanh báo tín hiệu và đèn đỏ báo Clip (méo)
Đèn xanh báo tín hiệu và đèn đỏ báo Clip được dùng để xác định mức ngõ vào của bộ xử lý effect. Mức tín hiệu tới bộ sử lý effect bị tác động bởi fader, effect send của kênh và nút Effect send chính điều khiển. Bắt đầu bằng việc chỉnh Efx send chính ở mức 0 (vị trí 12 giờ) và điều chỉnh Efx send ở mỗi kênh sao cho đèn báo tín hiệu sáng và đèn báo Clip thỉnh thoảng nhấp nháy là được. Khi đèn Clip sáng là chỉ còn 6dB nữa là méo !
Nhấn công tắc EFX Defeat xuống sẽ loại bỏ effect và đèn báo Clip đỏ sẽ sáng.

            EFX send
Đây là nút điều khiển mức của ngõ ra Effects send. Mức tín hiệu tại Jack Efx send và ngõ vào của bộ xử lý effect bị điều soát bởi fader, nút Efx send trên từng kênh và bởi nút này.

EFX Return
Khi tín hiệu ngõ vào đã được xác định sử dụng Efx return để điều khiển tín hiệu ngõ ra bộ xử lý effect vào ngõ ra phải, trái của Main mix.

Headphone level
Điều chỉnh mức độ lớn của tín hiệu đến Headphone.

Đèn báo PFL công tắc nhấn PFL
Khi không có nút PFL nào nhấn xuống, thì tín hiệu tại Headphone là tín hiệu của hai kênh Left và Right Master, đèn báo PFL Active tắt.
Đèn báo PFL Active nhấp nháy khi 1 công tắc PFL của kênh nào đó được nhấn xuống, đồng thời tín hiệu nghe được tại Headphone cũng chính là tín hiệu của kênh đó.

Nguồn Phantom
Cung cấp +48 Vol cho Micro cần nó (Micro Condenser)

Đèn báo nguồn Phantom
Đèn báo này sáng khi công tắc nguồn Phantom ấn nhấn xuống
Chú ý:Khi sử dụng nguồn Phantom, không sử dụng micro điện dung (dynamic) không cân bằng hoặc thiết bị khác nối vào ngo XLR(canon).

Tape to Mix
Nhấn công tắc này xuống để đưa tín hiệu từ ngõ vào Tape(13) vào ngõ ra chính(39).

Công tắc PLF / đèn báo PFL
Nhấn nút PLF để kiểm tra tín hiệu vào và chuyển tới Headphone. Bình thường đèn Signal – PFl (vàng) sẽ báo có tín hiệu trong kênh ở mức -20dB hay lớn hơn. Nhưng nếu nhấn nút PFL, đèn sẽ sáng liên tục cho biết rằng tín hiệu ở Headphone là PFL.

Sub  fader
Xác định tín hiệu sub tương ứng được đưa đến đường ra nhiều hay ít. Mức ấn định tốt nhất là ở vị trí 0dB.

Mute Switch / Mute – Clip Led
Nút Mute ngắt tạm thời tất cả các đường ra từ Return. Khi nhấn nút thì đèn báo sẽ sáng.

AFL/Signal- AFL Led
Nhấn nút này sẽ đưa trực tiếp tín hiệu khi chỉnh sửa của
Group tương ứng đến đường ra của Headphone.

Headphone Output Jack
Cắm headphone vào jack TRS này. Tín hiệu ở Headphone luôn là tín hiệu Left/Right, mỗi khi nút PFL/AFL của kênh nào đó được kích hoạt thì tín hiệu của kênh đó sẽ được gửi đến Headphone.

Master Level Faders
Dùng để điều khiển mức tín hiệu tại ngõ ra trái/phải chính. Kết quả tốt nhất khi fader được điều khiển nằm gần điểm 0.

Led meters
Ngõ ra trái/phải chính được hiển thị bởi hai dãy đèn báo gồm 8 đoạn. Chúng có thể hiển thị tín hiệu có độ lớn từ -30dB cho đến +19dB. Mức 0dB trên hai dãy đèn tương ứng với +4dB tại ngõ ra.

Đèn báo Power
Đèn báo cho biết thiết bị đã được cung cấp nguồn AC, công tắc Power ở vị trí on và thiết bị đã sẵn sàng hoạt động.


Lamp 12Vdc (24 FX và 32FX)
Jack cắm đèn 12Vdc. Chỉ có ở những mixer chuyn nghiệp.

Các ngõ cắm của thiết bị

Ngõ vào Mic XLR
Ngõ vào XLR (canon) dùng cho micro hay các nguồn âm thanh có trở kháng thấp khác.

Ngõ vào Line jack ¼’ (6.3mm)
Ngõ vào line bạn dùng jack 6 ly với ngõ này bạn có thể cắm micro hay nhạc cụ. Ngõ vào line và mic bạn không dùng đồng thời.

Insert
Ngõ này cho phép bạn nối Mixer với các thiết bị ngoại vi bởi jack 6 ly. Với các thiết bị effect bạn có thể nối chúng vào ngõ này

Ngõ vào Stereo jack ¼’ (6.3mm)
Ngõ vào unbalance sử dụng jack 6.3mm làm việc ngõ vào Stereo khi sử dụng cả hai jack hoặc như một ngõ mono nếu chỉ cắm vào ngõ vào Left/mono.

            Ngõ vào RCA jack bông sen
Ngõ vào làm việc như ngõ vào Stereo.

Aux Send
Ngõ ra này là 1 jack 6.3mm trên phần ngõ ra chính. Có thể lấy tín hiệu ra là balance hay unbalance. Tín hiệu tại ngõ ra này được quyết định bởi các núm chỉnh Mon send trên mỗi kênh và Mon send chính.

Efx Send
Ngõ ra này là 1 jack 6.3mm trên phần ngõ ra chính. Có thể lấy tín hiệu ra là balance hay unbalance. Tín hiệu tại ngõ ra này được quyết định bởi các núm chỉnh Efx send trên mỗi kênh và Efx send chính.

Ngõ ra Left/right
Là ngõ ra chính của mixer, tại ngõ ra này bạn cho tín hiệu ra dàn âm thanh chính của bạn. Mức độ tín hiệu ở ngõ ra này được điều chỉnh bởi Master level faders. Cả 2 ngõ ra này có thể được dùng cùng một lúc.

Sub  Outputs
Những ngõ ra sub từ 1 đến 4 dùng để kiểm tra tín hiệu. Được điều chỉnh bởi các fader sub 1-4.

Ngõ ra Headphone
Ngõ ra này là 1 jack 6ly. Thông thường tín hiệu trong headphone là tín hiệu trái/phải. Nếu công tắc Tape to control room bị nhấn xuống, thì tất nhiên tín hiệu của ngõ tape sẽ được cộng vào để có thể kiểm tra tại headphone.



Công tắc nguồn
Nhấn nút này để cung cấp điện năng cho máy. Nhấn công tắc nguồn về vị trí On để cung cấp nguồn điện cho thiết bị.

Ổ cắm nguồn
Đây là ổ cắm nguồn cung cấp nguồn điện AC cho thiết bị. Nối nó với một liên kết và dây mát. Thiết bị có thể bị hư nếu dùng điện thế không phù hợp.

Ổ cắm Effects Return
Là ngõ cắm khi bạn dùng chúng với một thiết bị effects ngoài. Như khi bạn gởi tín hiệu đến bộ effects ngoài bằng đường Effects Send và gởi trở lại mixer bằng đường effects return. Lúc này bạn chỉnh tín hiệu effects này bằng núm chỉnh Effects 1 return.





































Tập tạo cho mình một phong cách chơi nhạc DJ, Remix, Dance, NoneStop... với Virtual DJ



Đây là phần mềm phiên bản mới nhất vừa mới dc ra mắt năm 2007.Đứng đầu trong top software music trên thế giới

SƠ LƯỢC VÀI NÉT
Atomix Virtual DJ là phần mềm trộn (mix) các bản nhạc mp3 dành cho các DJ, từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp.
Sau khi hoàn tất việc cài đặt, bạn khởi động Virtual DJ, chương trình sẽ cho bạn lựa chọn 4 kiểu giao diện như sau:
- Basic: màn hình làm việc với các thành phần đơn giản và cơ bản.
- Full: giao diện đầy đủ và hoàn chỉnh nhất.
- Full Video: giao diện điều chỉnh các file nhạc có định dạng kiểu video với màn hình mini hiển thị ở giữa.
- Internal Mixer: giao diện làm việc dành cho một DJ thực thụ với đầy đủ các chức năng của một dàn máy DJ chuyên nghiệp. Chương trình cung cấp cho bạn hai sàn DJ ảo, do vậy bạn có thể nghe và trình diễn hai bài hát cùng lúc.
Để mở một bài hát có sẵn trên đĩa cứng, bạn nhấn chọn thẻ Browser. Ở khung bên trái, bạn chọn Desktop rồi chỉ đến phân vùng chứa nhạc trên đĩa cứng. Tất cả các file nhạc sẽ được hiển thị ở khung bên phải chương trình, sau đó bạn kéo thả file nhạc muốn nghe và mix vào sàn (desk) tương ứng.
Mặc định chương trình sử dụng card âm thanh chuẩn, do vậy chất lượng âm thanh sẽ không được tốt, đặc biệt là khi bạn sử dụng card rời, bạn phải nhấn nút Config > Sound Setup, chọn loại card sẽ sử dụng ở mục Sound Card sau đó nhấn OK. Chất lượng âm thanh lúc này sẽ hơn hẳn.

1- Khung điều chỉnh âm thanh
Gain: điều chỉnh âm lượng của bài hát.
Faders: điều chỉnh âm lượng cho từng desk.
Crossfader: điều chỉnh âm lượng cân bằng cho hai desk.
Treble, Mid, Bass: điều chỉnh các thành phần tần số của âm thanh trong một bài hát.

2- Thêm hiệu ứng cho bài hát
Các hiệu ứng âm thanh mà chương trình cung cấp đều nằm trong thẻ Effect > Sound Effect ở khung dưới cuối chương trình hoặc chọn nhanh từ khung Effect ở mỗi deck tương ứng. Công việc của bạn còn lại là chọn hiệu ứng mình thích rồi nhấn Activate ở từng desk tương ứng hoặc nháy kép chuột nếu chọn trực tiếp trên desk.
Khi bài hát đang phát, chiếc đĩa sẽ quay và điều gì xảy ra nếu bạn click và thả chiếc đĩa đó? Câu trả lời, đó là những hiệu ứng như một chiếc máy DJ thứ thiệt. Bạn sẽ bất ngờ và thú vị hơn với món đồ chơi này.

3- Thêm hiệu ứng cho hình ảnh
Để có được những hiệu ứng chuyển cảnh khi phát một file video bắt buộc bạn phải chọn skin Full Video bằng cách nhấn nút Config để vào bảng tùy chọn của chương trình, nhấn chuột chọn thẻ Skin, sau đó chọn VitualDJ:FullVideo. Các hiệu ứng hình ảnh được chương trình cung cấp nhiều hơn các hiệu ứng âm thanh, tập trung vào 2 mục là Video Effect và Video Transitions.

4- Lặp lại một đoạn nhạc
Ở mỗi deck đều có khung Loop/Deck Control dùng để lặp lại những âm thanh đã phát, bạn nhấn chuột chọn các số tương ứng. Mỗi một số biểu thị cho một độ dài âm thanh đã được phát mà chương trình tự động điều chỉnh được. Ngoài ra bạn cũng có thể tự động đánh dấu một điểm trong bài hát, sau đó cho phát lại từ điểm đó bằng cách sử dụng tổ hợp phím Ctrl + [các số tương ứng từ 1 đến 9] và Alt + [các số đã được thiết đặt] để phát lại. Để cho chương trình tự động điều chỉnh, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl+Spacebar.

5- Thu một file nhạc
Trong khi file nhạc đang được phát, bạn sẽ chế biến lại bằng những hiệu ứng mà chương trình cung cấp và nếu muốn chia sẻ với bạn bè hoặc post lên blog thì chức năng Record đáng giá với bạn. Để thu một file hoặc một đoạn đang được phát, bạn nhấn chọn thẻ Record, chọn mục Config.
Ở khung File bạn chọn nơi sẽ lưu file, khung Format bạn chọn định dạng file, gồm WAV và MP3, chọn chất lượng bài hát ở mục Bitrate, số bitrate càng cao thì dung lương file xuất ra càng lớn và ngược lại.
Mặc định chương trình sẽ không chơi được các file từ đĩa VCD mà bạn phải tự thiết lập cấu hình cho nó bằng cách chọn Config, chọn tiếp thẻ Codecs. Nhấn nút Add, trong mục Extension bạn gõ vào DAT, mục Decoder bạn chọn Video Decorder, sau đó nhấn OK để hoàn tất.
Thử làm DJ với chương trình Virtual DJ. DJ được viết tắt bởi từ Disc Jockey là những người rất am tường về âm nhạc có khả năng tổng hợp được những âm thanh vô nghĩa như: tiếng ly vỡ, âm thanh của gió, mưa,... vào trong một bài hát nào đó làm cho chúng trở nên sinh động, lôi cuốn đến lạ thường. Việc trở thành một DJ là cả một quá trình tập luyện khó khăn, gian khổ và rất tốn kém. Nhưng nếu bạn có chương trình Virtual DJ thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Virtual DJ là một chương trình giả lập bàn máy mix nhạc của các dân DJ chuyên nghiệp. Tuy giả lập nhưng âm thanh tạo ra sẽ rất ấn tượng. Virtual DJ phục vụ tất cả những người từ chưa biết gì đến dân chuyên nghiệp. Thao tác lại rất dễ dàng. Bạn hãy thử xem.
Việc sử dụng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ việc chọn bài hát và kéo tập tin âm thanh lần lượt vào hai đĩa trái và phải. Sau đó bạn hãy nhấn nút Play để phát. Để mix nhạc thì bạn dùng chuột đặt lên đĩa và kéo nó đi sẽ tạo ra những tiếng động lạ tuỳ theo bài hát. Bạn có thể nhấn nút Automix nằm trên cùng của giao diện chương trình để
Virtual DJ có thể tự động trộn hai bàt hát với nhau.
Chuyên nghiệp hơn, Virtual DJ còn thiết kế sóng âm thanh mix đặt ngay màn hình chính để bạn có thể điều chỉnh được tần số âm thanh cũng từng bài hát.
Và Virtual DJ còn có thể giúp bạn lưu lại tác phẩm của mình bằng cách nhấn nút REC sẽ xuất hiện giao diện sau. Bạn hãy nhấn vào hình tờ giấy và chọn nơi lưu trữ. Virtual DJ sẽ nén tác phẩm của bạn dưới dạng thông dụng là MP3. Bạn chỉ cần nhấn Start Recoding và sau đó thể hiện tài năng của mình.
Chương trình còn nhiều tính năng rất hay phục vụ những người thật sự am hiểu về việc mix nhạc, bạn cố gắng tìm hiểu nhé !

TỔNG QUAN VỀ VIRTUAL DJ

Đây chính là giao diện chính của chương trình, với các nút lệnh và công cụ cần thiết đã được chú thích trên hình, Skin mà chúng ta thấy ở đây không phảI là Skin mặc định của Virtual DJ khi mới cài vào, nhưng về cơ bản thì những nút lệnh cũng tương tự như nhau dù rằng vị trí các nút lệnh ở mỗI Skin sẽ được bố trí khác nhau và số lượng nút lệnh cũng vậy, tuy nhiên vấn đề mà chúng ta cần quan tâm là sử dụng các nút lệnh đó như thế nào đó mớI là điều quan trọng. Trong hình trên có tất cả là 8 nhóm công cụ tương ứng với các tác vụ như sau:
1. Auto Mix
2. Loop
3. Cân bằng Tempo
4. Sample
5. Chuyển đổI
6. Music
7. Option
8. Cue


II/ CÁC NHÓM CÔNG CỤ CHÍNH VÀ CHỨC NĂNG

1/ Automix: chức năng mix nhạc tự động (Hot key = Atl + Space) thường được sử dụng để mix None Stop
2 /Loop : có các nút lênh được đánh dấu lần lượt từ ¼ đến 128 đó chính là số nhịp tương ứng sẽ được lặp lại khi ta nhấp vào từng nút lệnh riêng biệt. Ví dụ như ta muốn Loop 1 đoạn Bass 4 nhịp thì ta nhấp vào nút số 4, sau khi nhấp thì cứ đúng 4 nhịp (tính từ thời điểm mà bạn nhấp) thì đoạn Bass mà bạn chỉ định sẽ được lặp lại.
3/ Magic Beatlock: có nút lệnh hình ngôi sao đó chính là công cụ để giúp cân bằng Tempo giữa 2 đoạn nhạc mà bạn mix, có thể được dùng để mix None Stop, hoặc cũng có thể dùng để remix nhạc, khi bạn nhấp vào nút hình ngôi sao ấy thì chương trình sẽ tự động cân bằng Tempo giữa Track mà bạn vừa điều chỉnh với Track đang được phát, giúp cho việc 2 đoạn nhạc được trôn vào nhau được hòa hợp tốt hơn và chuyên nghiệp hơn.
4/ Sample: chính là các nút lệnh được đánh số từ 1 đến 12 tương ứng vớI 12 Sample được nạp sẵn trong chương trình, có thể có nhiều hơn 12 Sample trong bộ cài đặt của chương trình, nhưng mặc định thì chỉ có thể add được tốI đa 12 Sample vào cửa sổ điều chỉnh Sample nên việc lựa chọn Sample nào vừa ý để add vào là tùy thuộc vào bạn. Để kích hoạt các Sample thì bạn sẽ bấm chuột vào tên số của từng Sample hoặc dùng các phím tắt từ F1 đến F12 tương ứng với 12 Sample được nạp vào theo thứ tự.
5/ Chuyển đổi: chính là các nút lệnh tượng trưng cho việc chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ lệnh, các cửa sổ lệnh đó bao gồm: Add Music, điều chỉnh Effect, điều chỉnh Sample và Record.
6/ Music: chính là các Track music mặc định được nạp sẵn vào chương trình khi mới cài đặt, bạn chỉ việc nhấp đúp vào chúng để add vào 2 đĩa nhạc.
7/ Option: chính là mục Option của chương trình, bất kỳ 1 phần mềm nào cũng vậy việc nắm vững được mục này cũng rất quan trọng, bạn có thể vào đó để tinh chỉnh cho chương trình hoạt động theo ý của bạn.
8/ Cue: chính là các nút lệnh được đánh dấu từ 1 đến 6 nó tương ứng với 6 đoạn nhạc mà bạn đã lọc ra có nghĩa là trong 1 bài nhạc thông tường nó sẽ được phát từ đầu đến cuối, nhưng nếu bạn muốn cho nó bắt đầu ở đoạn nào thì chỉ việc bấm vài từng nút lệnh trên nhóm công cụ để chỉnh định, nếu lần thứ nhất bạn đã bấm nút số 1 rồi thì lần thứ phải bấm 1 số khác, nếu không nó sẽ tự động thay thế giá trị đã có trước đó mà bạn đã thiết lập.

III/ CÁC THAO TÁC CHÍNH ĐỂ MIX NHẠC
Trước tiên bạn cần phải vào mục Option để điều chỉnh những thông số cần thiết cho chương trình như sau: trong đó bao gồm các thông số để tinh chỉnh Sound Card, tùy biến các phím tắt cho chương trình, lựa chọn Skin và 1 số thông số khác.
Sau khi đã tinh chỉnh xong bạn nhấn OK để trở vể cửa sổ chính của chương trình, bây giờ bạn cần thiết đặt cho mục Record
Bạn nhấn vào nút Config để cấu hình cho File âm thanh được xuất ra sau khi mix
Trong mục Record from bạn cần chỉ định cho chương trình hiểu là nó sẽ thu âm từ những nguồn nào tương ứng với 3 nguồn như trên.
Nếu bạn Check vào ô Auto Start thì ngay khi bạn khởi động vào chương trình nó sẽ tự động thu vào tất cả những gì mà bạn đã thao tác
Bạn cần đặt tên cho File âm thanh xuất ra trong ô File và lựa chọn định dạng cũng như Plugin tương ứng cho từng định dạng file trong ô Encoder và Bitrate. Xong bấm OK
a. MIX NHẠC THEO PHONG CÁCH NONE STOP
Sau khi đã hoàn thành xong những thiết đặt cơ bản cho chương trình bạn sẽ bắt đầu công việc của mình,trở lại cửa sổ chính của chương trình và bấm vào biểu tượng để add những track cần mix vào trong chương trình
Sau khi đã add xong bạn sẽ thấy được trong cửa sổ làm việc chính sẽ xuất hiện tên của các Track đã add
Bạn chỉ việc nhấp đúp vào chúng để Add chúng vào 2 đĩa nhạc để tiến hành công việc của mình. Sau khi add xong bạn hãy trở lạI cửa sổ Record và nhấn vào nút Record để chương trình bắt đầu ghi âm,cuối cùng nhấp vào nút Play để phát bài nhạc. Khi bản nhạc đầu tiên đã được phát trên đĩa 1 thì bạn cần Add thêm 1 Track nữa vào đĩa 2 để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển Track sao cho thật chuyên nghiệp. Add vào xong bạn cần nhấp vào nút lệnh Magic Beat Lock (Shift + (hình ngôi sao) để chương trình tự động cân bằng Tempo cho 2 Track và khóa chúng lại, bạn sẽ không điều chỉnh được thanh trượt điều chỉnh Tempo khi chức năng Magic Beatlock đã được kích hoạt.
Mọi công việc đã sẵn sàng ta chỉ còn chờ thờI điểm thích hợp để chuyển Track, về việc chuyển Track hay và chuyên nghiệp hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào “tay nghề” của bạn, nếu bạn cho chuyển Track 1 cách tự động thi 2 nút lệnh hoặc bấm tổ hợp phím Alt +Space thì chương trình sẽ tự động kéo thanh trượt điều chỉnh âm lượng của 2 đĩa từ từ sao cho có hiệu ứng 2 Track ***g vào nhau sau đó Track 1 sẽ nhỏ dần và Track 2 sẽ lớn lên cho đến khi Track 1 ngừng hẳn, nếu bạn không thích cho chuyển Track 1 cách tự động thì có thể tự điều chỉnh bằng cách kéo chuột, vì theo mặc định thì chức năng Automix chỉ có tác dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định mà điều đó thì sẽ không phú hợp với phong cách mix của từng người khác nhau.
Cứ như thế bạn chuyển Track liên tiếp tạo thành 1 đoạn None Stop, bạn mix tới đâu chương trình sẽ thu âm vào tới đó, ngoài ra trong quá trình chuyển Track hoặc là ở những điểm nhấn của bài nhạc bạn có thể chuyển sang cửa điều chỉnh Sample để Add thêm 1 số Sample vào trong bài nhạc cho thêm phần sinh động, bạn cũng có thể sử dụng phím tắt ( từ F1 đến F12) để add chúng vào, sau khi hoàn tất công việc bạn nhấp vào nút Stop để dừng phát nhạc và chuyển sang cửa sổ Record nhấp vaò nút Record 1 lần nữa để ngừng thu, sau cùng thoát khỏi chương trình và tận hưởng thành quả của mình.
b. SƠ LƯỢC CÁCH REMIX NHẠC
Với những bài nhạc đã được hòa âm sẳn mà bạn muốn mix lạI thành 1 thể loại khác thì công việc có phần phức tạp hơn, đặt trường hợp ở đây là bạn cần mix cho 1 bài nhạc nhẹ thành 1 bản Dance sôi động thì cái mà bạn cần đầu tiên đó chính là tiết tấu Bass sôi động, bạn có thể trích dẫn tiếng Bass từ 1 nguồn nào đó, hoặc là bạn cũng có thể dùng các phần mềm chuyên dụng để viết ra 1 đoạn Bass cho riêng mình như Fruity Loops…sau khi đã có được đoạn Bass rồI thì bạn hãy add chúng vào đĩa 1, add tiếp bản nhạc nhẹ vào đĩa 2, bấm Shift B để cân bằng Tempo cho 2 Track
Công việc bây giờ là tùy thuộc vào “tay nghề” của bạn nếu đoạn bass của bạn được trích lọc từ 1 nguồn nào đó thì bạn hãy dùng chức năng LOOP của chương trình để chọn lấy cho mình 1 đoạn Bass ưng ý nhất và cho chúng lặp lại liên tục trong qua trình mix, cái bạn cần quan tâm nữa đó chính là các hiệu ứng trong qua trình mix bạn bấm nút để chuyển sang cửa sổ điều chỉnh hiệu ứng: hãy kéo và thả các hiệu ứng cần thiết vào cửa sổ điều chỉnh H.1 thông thường các hiệu ứng mặc định sẳn có trong chương trình cũng tạm đủ để bạn sử dụng, nhưng nếu sử dụng thêm nhiếu hiệu ứng khác thì bài mix sẽ sinh động hơn, nhưng cần phảI sử dụng đúng nơi đúng chỗ thì mới phát huy được hiệu quả
Một số hiệu ứng rất cần thiết như Vocal+ dùng để ngắt nhịp Bass và TK Fiter V2
Dùng để pha ra nhiều kiểu Bass khác nhau tương thích với nhiều phong cách mix khác nhau ngoài ra bạn còn có thể nghiên cứu và tận dụng thêm các hiệu ứng như Flanger, Flippin Double,,,,,v,,v,,, vấn đề đó tùy thuộc vào sở trường và phong cách mix của bạn.
Cách trên là áp dụng cho đoạn Bass được lấy từ 1 nguồn riêng biệt, còn với đoạn Bass mà bạn tự viết ra cho bản nhạc nhẹ thì bạn khỏi cần sử dụng chức năng LOOP mà chỉ việc bổ sung thêm hiệu ứng trong quá trình mix. Trong khi mix việc sử dụng thêm các Sample cũng là 1 điều rất cần thiết, nói chung bạn phải khéo léo hơn rất nhiều so với mix None Stop, bạn phải vận dụng làm sao cho bản nhạc sau khi mix phải khác với bản nhạc gốc, có như vậy mới gọi là remix. Sau khi bạn mix xong thì cũng giống như mix None Stop bạn hãy thoát khỏi chương trình và xem lại thành quả của mình, rất có thể sau khi mix xong nghe lại bạn sẽ phãi ngạc nhiên vì tài năng của chính mình đấy! Chúc các bạn thành công.
Sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Hãy tới quán bar để thưởng thức những ly cocktail tuyệt vời.
Hãy cuồng nhiệt cùng điệu nhạc sôi động tại các vũ trường sành điệu.
Tại sao không? Còn chần chừ gì nữa...

Không có nhận xét nào: